Có nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi chẩn đoán dương tính với bệnh, họ bắt đầu lên kế hoạch nhịn ăn vì nghĩ rằng “bỏ đói khối u thì ung thư cũng đói mà tiêu biến”. Đây là một suy nghĩ hết sức lệch lạc và kết quả bệnh nhân chết trước khi ung thư chết vì thiếu dinh dưỡng.

TIN LIÊN QUAN

Do đó tôi muốn nhấn mạnh, dinh dưỡng cung cấp năng lượng nuôi cơ thể chúng ta, là một phần không thể thiếu được dù là cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, và nhất là với trường hợp bệnh nặng thì dinh dưỡng càng cần thiết hơn. Tôi mong rằng bạn đọc có cái nhìn đúng đắn hơn sau khi tham khảo bài viết này. (Xem thêm Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư )

Suy kiệt vì gạo lức, muối mè

Rất nhiều bệnh nhân ung thư không chọn phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ mà tự nghe "thầy lang", người này người kia mách bảo chữa ung thư bằng cách ăn kiêng và ngồi thiền, bằng thuốc nam, thuốc bắc...

Đặc biệt khá nhiều người còn tin ăn gạo lức, muối mè và ngồi thiền sẽ khống chế được bệnh ung thư, nhưng sau vài tháng bệnh nhân bị suy kiệt, khối u ung thư từ vú di căn phổi, di căn xương và bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, suy hô hấp phải thở máy.

Lúc này, bác sĩ có muốn cứu bệnh nhân cũng khó bởi vì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối, di căn kèm theo bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do ăn kiêng.

 

Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi - Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City.

Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City, trong hơn 15 năm làm nghề, bác sĩ Nghi gặp rất nhiều bệnh nhân chia sẻ về việc họ phải ăn kiêng như thế nào khi bị ung thư. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều, quá mức dẫn tới làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng.

Do đó ngay từ lúc nhận được bệnh án, chính bản thân bệnh nhân và gia đình nên nắm rõ các kiến thức cơ bản về ung thư. Trong thời gian này là lúc ta cần đến gia đình nhiều nhất. Thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư khi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị và sống vui vẻ lạc quan vẫn có thể vực dậy được sau cơn bạo bệnh.

Vậy nên kiêng hay không kiêng?

Người bệnh ung thư nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.

Trong quá trình điều trị ung thư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng mang tính quyết định đến sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân trong việc chống chọi với bệnh và các liệu pháp điều trị khắc nghiệt. Tại Phòng khám ung bướu Singapore – Việt Nam (SVCC), chế độ ăn của bệnh nhân ung thư luôn được các bác sĩ lưu tâm, đặc biệt là với bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng hay ung thư dạ dày, khi mà việc ăn uống phải dè chừng rất nhiều.

Ăn kiêng như thế nào?

Khi bị ung thư, người bệnh tuỳ từng món mà kiêng ví dụ như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v…. đều không nên ăn.

Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng. Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.

Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.

Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…

Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư.

Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.

Ngoài ra, tuỳ từng người mới kiêng, ví dụ căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.

Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn.

Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối, dưa hấu. Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.

Ngoài ra, tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định.

Tầm soát ung thư trước khi quá muộn

Các nhà nghiên cứu cho thấy "Biết sớm chữa lành". Vì vậy, không nên vì lo lắng khám sẽ ra bệnh mà không đi khám bệnh định kỳ. Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế City đã cung cấp gói khám tầm soát ung thư với sự tư vấn và thăm khám của chuyên gia ung bướu - BS Trần Vương Thảo Nghi.

Đặt lịch khám với bác sĩ Nghi qua số ĐT 028.6280.3333 (máy nhánh 8125).

TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Kế bên Aoen Mall Bình Tân).

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/