Dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát tại tình Bình Định với hơn 700 ca nhiễm trong 2 tháng. Làm sao để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là ở trẻ em. Khi có trẻ bị sốt xuất huyết cần điều trị, chăm sóc như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của BS.CKII Nguyễn Bạch Huệ - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có hơn 816 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt có 1 trường hợp tử vong tại TP.Quy Nhơn. Đáng nói, dịch sốt xuất huyết xuất hiện tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, huyện An Lão có số ca nhiễm thấp nhất với 8 trường hợp, huyện Hoài Nhơn có số ca nhiễm cao nhất với 169 trường hợp.

BS.CKII Nguyễn Bạch Huệ cho biết, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng ngừa vì vậy cha mẹ cần chú ý đến môi trường sống, sinh hoạt của trẻ. Với những nhà có vườn, cây cối um tùm cần phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh không để ao tù, nước đọng. Nếu gia đình có bể chứa nước, hồ cá cần thay nước sạch thường xuyên và nếu có muỗi phải ngủ mùng.

Về cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ Huệ lưu ý phụ huynh cần theo dõi và hạ sốt cho trẻ. Khi bệnh khởi phát dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Khi bệnh tiến triển có thể biến chứng, tử vong. Dấu hiệu phụ huynh cần lưu ý là trẻ sốt liên tục trên 2 ngày, uống thuốc hạ sốt không giảm. Trẻ than đau bụng, ói mửa và xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da. Phụ huynh đặc biệt chú ý vệ sinh nhà sạch sẽ, diệt lăng quăng, tránh chất đồ quá nhiều làm nơi cho muỗi hội tụ.

Với những bệnh nhi đã bị sốt xuất huyết, bác sĩ Huệ khuyên cần điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Nếu chưa có dấu hiệu nặng có thể điều trị ở nhà bằng cách: hạ sốt cho trẻ với paracetamol, hapacol với liều lượng phù hợp với lứa tuổi trẻ, lau mát cho trẻ và cho trẻ uống nhiều nước. Trường hợp trẻ nặng hơn, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực.

Lưu ý cho phụ huynh khi trẻ bị sốt xuất huyết

  • Không được cạo gió, cắt lễ vì có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng.
  • Không được sử dụng thuốc hạ sốt có hại cho trẻ có thể làm xuất huyết tiêu hóa.
  • Không cho trẻ uống các nước uống đậm màu như nước có gas, coca... làm nhầm lẫn xuất huyết đường tiêu hóa rất khó đánh giá.
  • Không nên cho trẻ truyền dịch tại nhà hay tại cơ sở y tế không đủ điều kiện y tế làm trẻ sốc, rung tim, phù phổi rất nguy hiểm...

Thời gian khám bệnh Khoa Nhi

Trong giờ hành chính: Từ thứ Hai đến thứ Bảy, buổi Sáng từ 7.30-11.30. Buổi chiều từ: 13:00 đến 16:30.

Khám bệnh Nhi ngoài giờ:

  • Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
  • Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.

Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình. Mọi thắc mắc vui lòng gọi số (8428) 6280 3333 (máy nhánh 0), gửi tin nhắn trên fanpage bệnh viện (https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/), hoặc gửi email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để được giải đáp.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8242) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity