Thứ sáu, ngày 15/02/2019

Theo Người Tiêu Dùng - Liên tục những ngày qua, sau vài cơn mưa trái mùa, người dân Sài Gòn đang khổ sở vì nắng nóng. Chỉ số tia cực tím (UV) đã tăng vượt ngưỡng cho phép, càng làm mọi người rất ngại ra đường. Trước vấn đề này, Bác sĩ Lê Đức Thọ (Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Quốc tế City) đã chia sẻ với Báo Người Tiêu Dùng về tia UV và cách phòng tránh các loại bệnh trong mùa khô, nóng.

Theo đó, nắng nóng trong những ngày vừa qua (riêng ngày 14/4, nhiệt độ tại TP.HCM và các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang ở mức 36-38oC) đã làm chỉ số cực tím (UV index) tăng lên mức quá cao, vượt ngưỡng cho phép. Trong khi, bức xạ tia cực tím và các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da (sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da) hoặc các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm)...

Tổ chức bảo vệ môi trường Environmental Protection Agency (EPA) và Cục dự báo thời tiết - National Weather Service (NWS) đã dùng chỉ số tử ngoại để số đo cường độ tia cực tím chiếu lên bề mặt trái đất lúc 12h, khi mặt trời lên cao nhất, để đánh giá mức độ bức xạ cực tím tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể và khuyến cáo các biện pháp phòng tránh, nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho da và mắt. 

Ảnh minh họa

Theo đó, nắng nóng trong những ngày vừa qua đã làm chỉ số cực tím (UV index) tăng lên mức quá cao, vượt ngưỡng cho phép. Trong khi, bức xạ tia cực tím và các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da (sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da) hoặc các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm)...

Tổ chức bảo vệ môi trường Environmental Protection Agency (EPA) và Cục dự báo thời tiết - National Weather Service (NWS) đã dùng chỉ số tử ngoại để số đo cường độ tia cực tím chiếu lên bề mặt trái đất lúc 12h, khi mặt trời lên cao nhất, để đánh giá mức độ bức xạ cực tím tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể và khuyến cáo các biện pháp phòng tránh, nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho da và mắt.

Chỉ số
 tử ngoại
Mô tả Khuyến nghị
0 - 2 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím thấp Đeo kính râm, thoa kem chống nắng nếu trời đổ tuyết vì phản xạ tia cực tím.
3 - 5 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím trung bình Có những biện pháp phòng ngừa chẳng hạn như che chắn khi ra ngoài. Ở dưới bóng râm vào khoảng giữa trưa lúc ánh nắng chói nhất.
6 - 7 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cao Đeo kính râm, thoa kem chống nắng SPF 30+ mặc quần áo chống nắn và đội nón rộgn vành. Giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 3 giờ trước và sau bữa trưa.
8 - 10 Nguy cơ gây hại từ tia cực tím rất cao Bôi kem chống nắng SPF 30+, mặc áo sơ mi, kính râm và đội mũ. Không nên đứng dưới nắng quá lâu.
11+ Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cực cao Mang tất cả các biện pháp phòng ngừa bao gồm: thoa kem chống nắng SPF 30+, kính râm, áo sơ mi dài tay, quần dài, đội mũ vành và tránh ánh nắng mặt trời 3 giờ trước và sau bữa trưa.

Mức độ nguy hại của tia UV theo thang mức độ

Cụ thể, chỉ số UV được tính từ 1-11+, hiển thị từ thấp đến cao theo các màu xanh lục, vàng, cam, đỏ, tím và kèm theo đó là các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chỉ số UV  Mức độ nguy cơ Thời gian có thể 
11+ Quá cao 10 phút
8 - 10 Rất cao 25 phút
6 - 7 Cao 30 phút
3 - 5 Trung bình 45 phút
0 - 2 Thấp 60+ phút

Các mức độ nguy cơ bỏng nắng nếu da không được bảo vệ

Ở Việt Nam, chúng ta có thể truy cập internet để biết chỉ số UV ở bất kỳ nơi đâu trong nước vào thời điểm hiện tại. Ví dụ, chỉ cần vào Google, gõ “Ho Chi Minh UV Index” hoặc vào đường liên kết http://www.weatheronline.co.uk/Vietnam/HoChiMinh/UVindex.htm là sẽ có kết quả chỉ số UV trong ngày tại TP.HCM và dự báo cho nhiều ngày tới.

Dự báo chỉ số UV tại TPHCM trong những ngày tới

NGÀY 15/2/2019 16/2/2019 17/2/2019 18/2/2019
CHỈ SỐ UV 10 10 9 9
         
NGÀY 19/2/2019 20/2/2019 21/2/2019 22/2/2019
CHỈ SỐ UV 9 9 9 9


Cũng theo Bác sĩ Lê Đức Thọ - Khoa Da liễu - Bệnh viện Quốc tế City. trẻ em rất cần được chú ý bảo vệ phòng chống tác hại của tia UV hơn người trưởng thành. Vì các nguy cơ do ảnh hưởng của tia UV đến da và mắt sẽ được “cộng dồn”, tích lũy dần trong suốt cuộc đời của trẻ. Đã thế, trẻ em lại thường hiếu động và có thói quen đi ra ngoài nhiều hơn người lớn nên các bậc phụ huynh cần lưu ý bảo vệ trẻ bằng cách thoa kem chống nắng, cũng như tập thói quen cho trẻ mang kính râm, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay che kín toàn thân... để hạn chế tích lũy lâu dài của các nguy cơ phơi nhiễm UV trong mùa nắng nóng.

 Bác sĩ Lê Đức Thọ - Khoa Da Liễu - Bệnh viện Quốc tế City

"Để bảo vệ sức khỏe, các chương trình dự báo thời tiết cần cập nhật các thông tin về mức độ tia UV, nhằm giúp mọi người phòng bệnh trước mức bức xạ UV tăng cao" - bác sĩ Thọ lưu ý.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8085) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCi