Cứ 2 giây thì sẽ có một người chết do bệnh tim mạch, cứ 4 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim, 5 giây có một người bị tai biến mạch máu não và cứ 3 người tử vong thì có một người mắc bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 80% bệnh tim có thể ngăn ngừa được. Đứng trước cơ hội này, bạn có thật sự muốn quan tâm và bảo vệ trái tim của mình khỏi những nguy cơ mắc bệnh. Nếu có, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế City chăm sóc và phòng ngừa bệnh tim hiệu quả thông qua những cách sau đây.   

Ở độ tuổi 20 và 30: Ngăn ngừa bệnh tim như thế nào?

Tưởng chừng như bệnh tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này, nhiều bạn trẻ đã hình thành những lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, rượu bia và ít tập thể dục. Từ đó, tỉ lệ mắc các bệnh tim ngày càng trẻ hóa và mang đến những con số về ca bệnh không hề nhỏ.

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim bẩm sinh thì nên chú trọng hơn đối với tim của mình. Cũng như, nếu bạn đang có một chế độ ăn nặng về chất béo, uống bia rượu thường xuyên và ăn thức ăn nhanh nhiều hơn các loại thực phẩm khác thì nguy cơ tim mạch cũng sẽ đến sớm hơn so với người bình thường.


Bạn còn trẻ, nhưng liệu trái tim vẫn đang khỏe?

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:

  • Cần bắt đầu kiểm tra sức khỏe tim mạch 5 năm một lần. Cách thức kiểm tra cũng rất đơn giản, chỉ cần xét nghiệm chỉ số cholesterol, đường trong máu, huyết áp và cân nặng cơ thể.
  • Dành thời gian cho việc tập thể dục.
  • Xây dựng chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và các chất béo không bão hòa lành mạnh như dầu ô liu, bơ,…
  • Hạn chế tối đa rượu, bia.
  • Nói không với thuốc lá, thuốc lào.
  • Loại bỏ stress trong công việc và suy nghĩ.

Ở độ tuổi 40 và 50

Ở tuổi 40, nguy cơ đau tim ở nữ giới thường thấp và sẽ tăng cao khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Sau thời kỳ này, nguy cơ mắc bệnh tim tăng do giảm lượng hormonestrogen, lượng cholesterol “xấu” và huyết áp tăng lên, lượng cholesterol “tốt” bắt đầu giảm dần, cuối cùng là giai đoạn gây xơ vữa động mạch.

Độ tuổi cần đặt việc quan tâm đến tim lên hàng đầu.

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:

  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách kiểm tra cholesterol và mức huyết áp.
  • Kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là lượng calo tiêu thụ vì nạp quá nhiều calo sẽ dẫn đến béo phì - một yếu tố nguy cơ chính.
  • Không nên ăn mỡ động vật mà nên ăn dầu thực vật, hạn chế thực phẩm chứa nhiều Cholesteron.
  • Chụp CT tim để đo tiền sử vôi hóa trong động mạch.
  • Nếu có lượng canxi cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không hút thuốc và hạn chế hít khói thuốc lá thụ động.

Độ tuổi từ 60 trở lên

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, rất nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa như da, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu sinh dục… và nhất là hệ tim mạch. Các mạch máu trở nên giòn, cứng mất độ đàn hồi do xơ vữa động mạch. Người cao tuổi lúc này tim sẽ lớn hơn, đập kém và có những triệu chứng của hiện tượng suy tim.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong độ tuổi 60 đến 79, khoảng 71% phụ nữ mắc bệnh tim. Ở tuổi này, cơ thể có xu hướng trở nên yếu hơn do đó các cơ quan bắt đầu hoạt động chậm dần.

Triệu chứng cho thấy, người ở độ tuổi này nếu mắc phải bệnh tim, sẽ thường hay mệt khi vận động, có đau thắt ngực kèm theo, huyết áp cao trên 140mmHg. Các mạch máu nổi rõ và xơ cứng, có dấu hiệu viêm dày thành mạch máu, thường hay chóng mặt do xơ vữa động mạch cảnh.

Đã quá nhiều nỗi âu lo trong cuộc sống ở độ tuổi này, đừng để bệnh tim lại tiếp tục làm điều đó!

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh tim cần thực hiện:

  • Tham gia các bài tập thể dục thường xuyên để luôn giữ cho xương khớp khỏe mạnh cũng như tiếp thêm sinh lực.
  • Không ăn mặn và nên sử dụng những thực phẩm tươi có nhiều vitamin, ăn cá sữa và trứng thay vì ăn quá nhiều thịt.
  • Luôn phải theo dõi lượng cholesterol, lượng đường trong máu, cân nặng, chỉ số BMI và huyết áp.
  • Phải xây dựng riêng cho bản thân một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và lành mạnh. Chất xơ, chất béo lành mạnh, protein, carbohydrate, các vitamin là nhóm chất điển hình cần phải có.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần, cần khám kiểm tra hệ thống tim mạch mỗi khi đến cơ sở y tế. Khi có các triệu chứng mệt, đau thắt ngực bên trái, chóng mặt hay ngất phải đến bệnh viện để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Khoa Tim mạch: Bệnh viện Quốc tế City cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn và điều trị ngoại trú, nội trú các bệnh tim mạch, đồng thời thực hiện các kỹ thuật sau:Điện tâm đồ Holter điện tâm đồ
  • Đánh giá những triệu chứng của bệnh nhân: hồi hộp, ngất, choáng váng…
  • Đánh giá ban đầu trước điều trị rối loạn nhịp tim.
  • Đánh giá hiệu quả của điều trị rối loạn nhịp tim.
  • Giúp chẩn đoán trường hợp đau ngực ở bệnh nhân nghi có bệnh tim thiếu máu cục bộ dạng không điển hình.
  • Giúp chẩn đoán trong trường hợp bệnh nhân đau ngực nhưng không thể thực hiện nghiệm pháp gắng sức.
Điện tâm đồ gắng sức
  • Điện tâm đồ gắng sức trong chẩn đoán bệnh mạch vành
  • Đánh giá nguy cơ và tiên lượng cho bệnh nhân có triệu chứng hay tiền sử bệnh mạch vành
  • Điện tâm đồ gắng sức trong đánh giá loạn nhịp
  • Điện tâm đồ gắng sức trong đánh giá huyết áp
  • Điện tâm đồ gắng sức trong đánh giá bệnh van tim
  • Điện tâm đồ gắng sức trong phân tầng nguy cơ tại khoa cấp cứu
  • Điện tâm đồ gắng sức trong phân tầng nguy cơ trước phẫu thuật ngoài tim
Kích thích nhĩ qua thực quản
  • Sử dụng trong khảo sát chức năng nút xoang và hệ thống dẫn truyền nhĩ-thất, điều trị cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Nghiệm pháp bàn nghiêng
  • Sử dụng trong chẩn đoán tìm nguyên nhân ngất.
Khảo sát và cắt đốt điện sinh lý
  • Sử dụng sóng cao tần điều trị các loạn nhịp tim nhanh Khoa tim mạch thực hiện kỹ thuật khảo sát điện sinh lý tim và cắt đốt bằng sóng cao tần điều trị các trường hợp rối loạn nhịp nhanh.
  • Rung nhĩ
  • Cuồng nhĩ
  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất do vòng vào lại
  • Ổ loạn nhịp nhanh ở thất phải.
Đặt máy tạo nhịp tim
  • Đặt máy tạo nhịp tim điều trị rối loạn nhịp chậm
  • Đặt máy khử rung tự động trong các trường hợp loạn nhịp thất
  • Đặt máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim kèm chức năng khử rung hỗ trợ trong trường hợp suy tim nặng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Tim mạch Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

(Cạnh Siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8330) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity