Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em quấy khóc thường xuyên, tiêu biểu là rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân trẻ quấy khóc và cách xử lý

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định xem con có bị đói hay không bằng cách cho trẻ bú hoặc ăn từ từ đến no, bởi vì con sẽ không ngừng khóc ngay khi vừa được ăn. Kế đến là kiểm tra xem tã lót của bé có ướt hoặc dơ không? Bởi vì trẻ nhỏ ưa thích sự khô ráo, thoái mái, bé sẽ khóc khi tã ẩm ướt gây khó chịu. Tiếp theo phải kiểm tra nhiệt độ môi trường xung quanh bé. Nếu nhiệt độ quá lạnh, cần tiến hành ủ ấm bằng quần áo dày dặn hơn hoặc quấn bé trong chăn. Ngược lại, nếu nhiệt độ phòng quá cao, bé sẽ nóng bức khó chịu. Do đó, cha mẹ cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn quần áo phù hợp cho bé.

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp xử lý phù hợp.

Đôi lúc nô đùa, cười giỡn quá nhiều cùng các thành viên trong gia đình hoặc đi đến các khu vui chơi, nghỉ mát, con sẽ có tình trạng quấy khóc lâu hơn bình thường. Bởi vì bé bị quá tải hoạt động do nhận quá nhiều kích thích từ bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế, nựng nịu… Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến nơi yên tĩnh, không khí thoáng mát hoặc ru cho bé nằm ngủ.

Nếu như trẻ quấy khóc liên tục không do bất kỳ nguyên nhân nào bên trên, có thể sức khỏe của bé có vấn đề. Ngoài nhức đầu, sốt hoặc cảm, bé thường khóc thét khi bị đau bụng, đặc biệt là do rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng… Bên cạnh đó, có thể trẻ bị các loại côn trùng cắn như kiến, bọ chét, muỗi, gây ngứa và sưng tấy. Cần lập tức đưa bé đến các trung tâm ý tế nhi đồng ngay khi phát hiện để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Một số phương pháp giúp trẻ bớt quấy khóc

Với nhiều nguyên do khiến trẻ hay khóc, cũng có tương tự nhiều phương pháp dỗ trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại Khoa Nhi của Bệnh viện Quốc tế City: “Khi áp dụng bất cứ phương cách nào, cha mẹ nên duy trì phương cách đó cố định trong vài ngày trước khi đổi sang một cách dỗ khác. Điều quan trọng nhất, phụ huynh cần xác định rõ phương pháp nào thích hợp có thể áp dụng cho con của mình”.

- Vuốt ve, mơn trớn cho con: Cha hoặc mẹ sẽ vỗ về, ôm ấp trẻ, áp sát vào cơ thể mình để con cảm nhận được hơi ấm, tiến hành xoa bóp hoặc quấn trẻ trong chăn ấm để trẻ bình tĩnh lại.

- Trò chuyện và di chuyển con: Có thể đung đưa bé nhè nhẹ trên tay, bế đi vòng quanh nhà, đồng thời ngâm nga một điệu nhạc hoặc thì thầm trò chuyện với bé. Điều này sẽ khiến con bình tĩnh lại và bớt quấy khóc.

- Đưa cho con món đồ chơi mà con rất thích: Có thể là một chú gấu bông, một chiếc gối ôm yêu thích.... Đồng thời cùng con chơi đùa, tìm cách làm con xao nhãng đi cơn khóc.

Trò chuyện và di chuyển con là một trong những phương pháp giúp trẻ bớt khóc.

Tuy nhiên, nếu như trẻ khóc vì sức khỏe không tốt, đòi hỏi các cha mẹ cần có kiến thức và kinh nghiệm để xử lý đúng. Thông thường, các cặp vợ chồng sinh con đầu lòng, ít kinh nghiệm sẽ chưa hiểu được các dấu hiệu của con. Chị trang (29 tuổi), sinh sống và làm việc tại TP.HCM, cho biết: “Lần đầu tiên có con, vợ chồng tôi rất vụng về. Có một lần, khi con gái tôi được 3 tháng tuổi, chẳng hiểu vì sao con quấy khóc liên tục hơn 01 giờ đồng hồ sau khi ăn, dỗ mãi chẳng nín, buộc chúng tôi phải đưa bé đến Bệnh viện Quốc tế City. Sau khi bế bé lên, bác sĩ tiến hành vỗ nhẹ và xoa vào lưng bé một lúc, khoảng vài phút sau bé ợ một hơi và dần nín khóc”.

Sau khi đã thử hết những phương pháp trên mà bé vẫn cứ quấy khóc không rõ nguyên do thì cha mẹ nên đưa con đến thăm khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế, để được các bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.