Ngày nay nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề chiều cao cân nặng ở trẻ. Bố mẹ sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng thậm chí là căng thẳng nếu con mình thua kém bạn cùng trang lứa về chiều cao hoặc cân nặng. Điều này vô hình chung tạo ra áp lực cho chính mình đồng thời làm trẻ cảm thấy sợ hãi khi bị cha mẹ thúc ép ăn uống thiếu khoa học.  Vậy như thế nào là phát triển tốt và làm sao để cải thiện chiều cao cân nặng ở trẻ?

Thế nào là phát triển bình thường?

Trẻ con có những thời kỳ phát triển khác nhau. Ví dụ: bé trai phát triển nhanh hơn bé gái cho đến 7 tháng tuổi, sau thời kỳ này bé gái sẽ phát triển nhanh hơn cho đến khi bé được 4 tuổi. Từ sau 4 tuổi cho đến lúc dậy thì, bé trai và bé gái sẽ có tốc độ phát triển tương tự nhau.

Kích thước của trẻ phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ. Cha mẹ cao lớn sẽ có con cao lớn và như một quy luật, cha mẹ “nhỏ con” sẽ sinh ra những đứa trẻ “nhỏ con”. Nếu cả cha và mẹ đều không cao, thì việc đứa trẻ “thiếu thước tấc” một chút sẽ không là vấn đề, chúng vẫn sẽ phát triển và bước vào thời kỳ dậy thì một cách bình thường.

BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ - Trưởng Khoa Nhi.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ?

Chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hóc môn đều có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Nguyên nhân làm cho trẻ phát triển chậm có thể là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay trẻ có một rối loạn nào đó.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Trẻ có vấn đề về tăng trưởng có thể do rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số lý do thường gặp:

Nếu trẻ phát triển theo tốc độ bình thường nhưng vẫn nhỏ hơn so với tuổi thì gọi là chậm phát triển thể chất. Nguyên nhân có thể do trẻ có “tuổi xương” phát triển chậm hơn so với “tuổi đời”. Trong trường hợp này, thời kỳ dậy thì có thể sẽ bị lùi lại cho đến khi bộ xương phát triển kịp. Thường thì những trẻ này sẽ có người thân hay họ hàng gặp phải tình trạng tương tự

Nếu con bạn có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Nguyên do thường gặp là trẻ có vấn đề về nuôi dưỡng hoặc do chế độ ăn không đủ chất. Ngoài ra đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác như nhiễm trùng, có bất thường về đường tiêu hóa, hoặc trẻ có thể bị bỏ bê hay ngược đãi.

Vấn đề về hormon: tình trạng tăng hay giảm đáng kể một loại hormon nào đó cũng là nguyên nhân gây nên các rối loạn tăng trưởng trong 10 năm đầu. Ví dụ như trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormon cần thiết cho xương phát triển.

Bệnh lý mạn tính: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ. Một số bệnh mạn tính thường gặp là: suyễn, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mạn. Trẻ có bệnh lý thần kinh cơ, hở hàm ếch, hoặc một số vấn đề về tâm thần kinh cũng sẽ dẫn đến ăn kém. 

Những nguyên nhân khác: bao gồm rối loạn di truyền (ví dụ như hội chứng Turner), nhiễm trùng trong thai kỳ, dùng thuốc lá và rượu trong thai kỳ…

Làm thế nào để biết trẻ có chậm tăng trưởng hay không?

Nếu nghi ngờ con bạn có vấn đề về tăng trưởng, bạn có thể đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi. Bạn cũng nên thường xuyên ghi nhận cân nặng và chiều cao của trẻ để kiểm tra tốc độ tăng trưởng.

Nếu cần thiết, có thể cho bé làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của một vài cơ quan cũng như làm một số test đặc biệt nhằm kiểm tra nồng độ hóc môn, chụp X quang vùng cổ tay để đo lường sự phát triển xương theo tuổi.

Điều trị như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân. Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ ăn giàu calori, trẻ thiếu hormon cần dùng thêm hormon dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi so sánh con mình với bạn bè đồng trang lứa. Mỗi trẻ là một quá trình phát triển khác nhau: có bé chậm tăng trưởng ở giai đoạn này nhưng lại vượt trội ở giai đoạn khác. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám chuyên Khoa Nhi để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City phát triển tương xứng với một bệnh viện hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo mô hình bệnh viện quốc tế. Chúng tôi đáp ứng nhu cầu được khám chữa bệnh chất lượng cao của bệnh nhi và gia đình với đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ và kỹ năng nhi khoa cùng với một môi trường an toàn, thân thiện.

Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm, tham gia nhiều lớp huấn luyện trong và ngoài nước, có tay nghề cao trong cả nhi khoa tổng quát và nhi khoa chuyên sâu.

Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật chăm sóc trẻ. Với mong muốn là “bệnh viện thân thiện với trẻ em”, khoa luôn thiết kế phòng bệnh sáng sủa, tiện nghi cho việc chăm sóc trẻ cùng những khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng được xây dựng phù hợp từng lứa tuổi về chất lượng cũng như số lượng và theo nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu bệnh lý cho trẻ.

Thời gian khám bệnh trong giờ hành chính:

Từ thứ Hai đến thứ Bảy, buổi Sáng từ 7.30-11.30. Buổi chiều từ: 13:00 đến 16:30.

Phòng khám Nhi ngoài giờ:

- Thời gian khám: Từ 16:30-20:00, thứ Hai đến Thứ Bảy. Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.
- Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình.
- Điện thoại: (8428) 6280 3333
- Hotline: 0987.853.793

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Địa chỉ: Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Cạnh Aeon Mall Bình Tân).

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity