Con nôn trớ, tiêu chảy, mất nước hay quấy khóc không rõ nguyên nhân... là điều lo lắng của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên phụ huynh cần nhận biết và phân biệt bệnh rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý khác về đường ruột.

Theo bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City, các bệnh lý như khó tiêu, mất nước, ngộ độc tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa nhẹ (nôn trớ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, quấy khóc không rõ nguyên nhân...). Nặng hơn là trẻ bị viêm ruột thừa, đau dạ dày...

Hệ tiêu hóa là nơi tập hợp nhiều cơ quan như: dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng... Riêng đường ruột có hơn 100 triệu nơron thần kinh thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như co bóp thức ăn, tiêu thụ - hấp thu dinh dưỡng, điều hành hoạt động của hormone sản sinh miễn dịch... Trong đó, 70% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột nên hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng với đề kháng và 100% năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời. Do đó, các nhà khoa học gọi hệ tiêu hóa là "bộ não thứ 2" của con người.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé mắc tình trạng trên. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Chúng là nhân tố gây nên bệnh tiêu hóa.

Một số trường hợp trẻ có thể mắc bệnh do dùng kháng sinh. Theo đó, khi đi vào cơ thể, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, trẻ dễ bị nhiễm bẩn từ tay, đồ chơi...

Thực tế, có nhiều trẻ bị bệnh tiêu hóa do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản... Khi mắc những bệnh này, bé thường bị tiết nhiều đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, các con nuốt luôn dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Phụ huynh nên thường xuyên nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn bên ngoài để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn, bé cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng. Trẻ cần được ăn uống điều độ, đúng giờ.

Những thực phẩm có lợi: nước và chất xơ là hai thứ trẻ không thể thiếu. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày nhằm giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột. Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có tính axit và giàu men vi sinh cũng rất cần thiết.

Thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng giúp giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Các loại rau lá củ cải, bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ... có tính kiềm, trung hòa axit dịch vị trong đường ruột.

Bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn. Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này”.

Khoa Nhi Tổng quát Bệnh viện Quốc tế City

Khoa Nhi tổng quát điều trị nội khoa và phẫu thuật cho trẻ dưới 16 tuổi.

Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm, tham gia nhiều lớp huấn luyện trong và ngoài nước, có tay nghề cao trong cả nhi khoa tổng quát và nhi khoa chuyên sâu.

Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật chăm sóc trẻ. Với mong muốn là “bệnh viện thân thiện với trẻ em”, khoa luôn thiết kế phòng bệnh sáng sủa, tiện nghi cho việc chăm sóc trẻ cùng những khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng được xây dựng phù hợp từng lứa tuổi về chất lượng cũng như số lượng và theo nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu bệnh lý cho trẻ.

Thời gian khám bệnh trong giờ hành chính

Từ thứ Hai đến thứ Bảy, buổi Sáng từ 7.30-11.30. Buổi chiều từ: 13:00 đến 16:30.

Phòng khám Nhi ngoài giờ Bệnh viện Quốc tế City

Thời gian khám:

  • Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
  • Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.

Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình.

  • Điện thoại: (8428) 6280 3333
  • Hotline: 0987.853.793

Phòng khám Nhi ngoài giờ chính thức hoạt động từ ngày 15/11/2019.

Phòng khám Nhi ngoài giờ chính thức hoạt động từ 15.11.2019

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Địa chỉ: Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Cạnh Aeon Mall Bình Tân).

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity