Suckhoedoisong.vn - Leo cầu thang lại là môn thể thao không khuyến khích. Bởi vì, ví dụ, trọng lượng cơ thể là 60 kg khi đi trên đất bằng, sức nặng sẽ chia đều ra hai đầu gối, mỗi đầu gối chịu lực khoảng 30 kg thôi. Nhưng mà khi lên cầu thang, mỗi một bước lên hay bước lên, trọng lượng sẽ đè lên đầu gối gấp đôi so với đất bằng, mỗi đầu gối chịu 60 kg. Đầu gối phải chịu gánh nặng như vậy càng khiến khớp gối bị hư nhanh hơn.

Rất nhiều thắc mắc của khách hàng cao tuổi về xương khớp đã được TS.BS.Phạm Chí Lăng, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Quốc tế City) giải đáp.

Cách đây 20 năm, tôi từng được điều trị chấn thương xương cột sống do té ngã. Sau này, các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình chẩn đoán chèn dây thần kinh gây tê bàn chân trái, tôi được cho thuốc giảm đau. Xin hỏi cách điều trị để bớt đau cột sống, hết tê bàn chân trái?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Chí Lăng tại Hội thảo về loãng xương do Bệnh viện Quốc tế City tổ chức.

Trường hợp của bác có hai vấn đề: Thứ nhất là gãy xương ở cột sống; và vấn đề thứ hai là bác đã có tuổi. Như vậy được định nghĩa là “Nếu 1 người có tuổi, hoặc lớn tuổi bị gãy xương, hay trong tiền sử có gãy xương, người đó đa phần là có loãng xương, người đó cần phải chữa loãng xương mới giải quyết được vấn đề của mình”. Do đó, trường hợp của bác hội đủ các yếu tố nguy cơ như có tuổi, có tiền sử gãy xương sống, và bây giờ đau lưng, đa phần là các biểu hiện của tình trạng bị loãng xương nặng.

Nếu được bác nên đến khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Quốc tế City, chúng tôi sẽ tiến hành đo mật độ xương cho bác, chụp lại X-quang cột sống. Nhiều khả năng bác bị loãng xương nặng, cần phải truyền thuốc 1 năm truyền 1 lần, sau đó phải uống canxi mỗi ngày, xương của bác từ từ mới cứng lại, nhờ vậy sẽ làm cho bác đỡ đau dần dần.

Đây là biện pháp chữa tương đối là triệt để, còn những biện pháp cho thuốc giảm đau chỉ chữa ngọn thôi, ngừng thuốc sẽ đau lại, còn muốn chữa gốc cần phải như thế.

Đi bộ, leo cầu thang tốt cho sức khỏe mà giảm thiểu ảnh hưởng đến khớp gối? Tôi nghe được thông tin là khi mình nặng lên 1 kg thì khớp gối chịu lực gấp 10 lần, bác sĩ có thể chia sẻ thêm về điều này?

Đi bộ là biện pháp thể dục luôn luôn được khuyến khích, vấn đề là đi bao xa. Đi được bao nhiêu xa chỉ có bản thân mới biết. Chúng ta cứ đi thử và xem đồng hồ. Mình nên chọn khoảng thời gian phù hợp, vừa sức để mà tập. Còn đi bộ là một môn thể dục luôn luôn được khuyến khích.

Ví dụ như buổi đi bộ cả đi cả về là 30 phút, đầu gối êm không có đau tức là khoảng đường đó được rồi, sau đó mình có thể tăng thêm 40 phút, nếu bác thấy nó vẫn êm không có gì khó chịu cả, tăng lên 45 phút, rồi 60 phút, cho đến khi tăng đến độ mà thấy bắt dầu đau rêm như vậy là bắt đầu vượt ngưỡng rồi.

Thế nhưng, leo cầu thang lại là chuyện không khuyến khích. Bởi vì, ví dụ, với trọng lượng cơ thể là 60kg khi đi trên đất bằng, sức nặng sẽ chia đều ra hai đầu gối, mỗi đầu gối chịu lực khoảng 30kg thôi. Nhưng khi lên cầu thang, mỗi một bước đi lên, trọng lượng sẽ đè lên đầu gối gấp đôi so với đất bằng, mỗi đầu gối chịu 60 kg.

Chính vì vậy cho nên đây là môn thể thao không khuyến khích, bởi vì đầu gối đã bị thoái hóa rồi mà mình bắt nó chịu gánh nặng như vậy càng khiến khớp gối sẽ bị hư nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu mà nhà mình có cầu thang, mình có công chuyện mình đành phải leo nhưng mà mình vẫn có cách để giảm nhẹ. Thứ nhất, đừng đi quá nhiều, đi lên đi xuống hoài không nên; thứ hai mình đi chậm, đi chừng nửa lầu nghỉ chút rồi đi tiếp, cứ như vậy; thứ ba mình vịn hai thanh cầu thang để giảm bớt trọng lực xuống cầu gối. Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể đi cầu thang mỗi ngày vài lần nhưng mà với cách như vậy sẽ ít gây hại cho đầu gối.

Ngoài ra, bác nên tập thêm 1 bài tập cho khỏe phần đùi. Bởi vì cơ đùi gánh sức nặng, nên nếu đùi mình khỏe khi bước lên cầu thang, cơ đùi gồng lên và bớt đè nặng lên xương. Bài tập cơ đùi tập như thế nào? Chúng ta nằm thoải mái bình thường, giơ từng chân một lên, giơ cao khoảng 45 độ và giữ trong 10 giây, chúng ta cứ đếm 1,2,3… cho đến 10 rồi hạ xuống rồi giơ chân kia lên, cứ thế mà làm, làm khi nào mỏi thôi. Hôm nay có thể làm 10 lần, ngày mai tăng 11 lần, ngày mốt tăng 12 lần, cứ tăng từ từ lên, ngày tập 2 lần sáng chiều. Tập như vậy, cơ đùi sẽ khỏe lên, chịu lực tốt hơn và đỡ hại cho đầu gối, khi lên câu thang sẽ đỡ đau.

Rất nhiều khách hàng lớn tuổi nhiệt tình tham gia chương trình tư vấn sức khỏe về xương khớp.

Tôi bị đau vai, và đọc các tài liệu được các bác sĩ viết trên mạng viêm cơ đốt vai và hội chứng chèn ép mỏm vùng vai, phân biệt 2 triệu chứng và cách tập vật lý trị liệu?

Đau vai có nhiều nguyên nhân mà thường nhất là viêm gân cơ vai. Vai chúng ta có thể di chuyển ra trước sau và trái phải là nhờ có 4 gân cơ vai, 2 gân cơ trước, 2 gân cơ sau. 4 gân cơ này làm việc cả cuộc đời, làm đủ thứ chuyện như mặc áo, chải đầu… đến một lúc nào đó, nó sẽ bị thoái hóa. Ở nữ giới, quá trình thoái hóa bắt đầu trong độ tuổi 35, ở nam từ 40 tuổi.

Nếu làm việc nặng thường xuyên như bê chậu bông, xách vali nặng, gân cơ sẽ chịu không nổi và bắt đầu viêm, gây đau. Trường hợp này phải đi khám mới được, thực hiện các cận lâm sàng để chẩn đoán như X-quang, MRI để xem mức độ viêm. Tùy theo mức độ, mình có thể điều trị bằng thuốc hoặc chích thuốc”.

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Chí Lăng chia sẻ: “Hiện nay rất nhiều khách hàng than phiền bị đau nhức nhưng chỉ uống thuốc qua loa. Việc uống thuốc chỉ có tác dụng trị tạm thời, hết ở thời điểm đó. Điều cần thiết là phải trị tận gốc bằng các phương pháp Y Khoa như đo mật độ loãng xương, chụp X Quang để nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm, và có phương pháp điều trị tận gốc tránh để tình trạng nặng dễ dẫn đến biến chứng.

Ngoài thông tin về chuyên môn, khách hàng còn được hướng dẫn tham gia các bài tập yoga tốt cho sức khỏe xương khớp.

Nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, ngày 22/07/2018, Bệnh viện Quốc tế City đã tổ chức chương trình: “Nhận biết loãng xương, đau khớp gối, đau lưng ở người cao tuổi”. Hơn 100 người dân đã đến tham gia có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên. Qua chia sẻ của TS. BS. Phạm Chí Lăng, Trưởng Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình (BV Quốc tế City), người dân hiểu đúng về tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ nói chung và tầm soát các bệnh lý cơ xương khớp nói riêng.

Chương trình giáo dục sức khỏe “Nhận biết loãng xương, đau khớp gối, đau lưng ở người cao tuổi” là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp người dân bảo vệ sức khỏe và sống vui, sống khỏe cùng con cháu. Là cơ hội để con cháu quan tâm đến sức khỏe của ông bà và hiểu rõ tầm quan trọng của việc tầm soát sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là các vấn đề thường gặp về xương khớp.

Người cao tuổi là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc thường xuyên của cộng đồng nhằm phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe xương khớp, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Người dân cần phải chủ động tầm soát, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình. Qua chương trình, nhiều người dân chủ động tìm hiểu về các gói dịch vụ khám - tầm soát bệnh xương khớp, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người thân, đặc biệt là ông bà, cha mẹ.

 

Mọi thông tin Quý khách vui lòng liên hệ:

Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8213 - 8214) để gặp nhân viên tư vấn.

Website:https://cih.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity