Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát và 15 đến 20% trong số đó tự sát thành công. Vì vậy, tự tử do trầm cảm đang là vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại ngày nay.

Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều trường hợp đáng tiếc khi nghệ sĩ Việt Nam và thế giới tự tử vì trầm cảm. Đây là căn bệnh đang có tỷ lệ tăng cao trong những năm qua. Nguyên nhân do cuộc sống hiện đại, con người phải đối diện với nhiều khó khăn từ bản thân, gia đình, xã hội dẫn đến căng thẳng, bế tắc...

Theo Ths.BS Trần Thị Mai Thy - Khoa Nội/Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Quốc tế City, tùy vào từng trường hợp, bệnh trầm cảm có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Nếu không được chữa trị và tác động kịp thời bệnh sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như tự tử, mẹ giết con...

Ths.Bs Trần Thị Mai Thy - Khoa Nội/Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Quốc tế City. Hình minh họa.

03 giai đoạn chính của trầm cảm

Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của rối loạn trầm cảm. Ở giai đoạn này bạn sẽ không nghĩ mình đang mắc bệnh mà nghĩ rằng đây là tâm trạng buồn bã và suy nghĩ tiêu cực nhất thời mà thôi. Nhưng nếu những suy nghĩ tiêu cực kéo dài bạn sẽ có xu hướng bộc lộ sự tiêu cực rõ ràng hơn, mất sự hứng thú với những món ăn bạn thích, chương trình truyền hình bạn hay xem, những thói quen từng làm bạn vui,... Bạn cảm thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo thậm chí bạn cảm thấy chán ghét bản thân mình.

Trầm cảm khiến bạn mất ngủ, hoặc ngủ rất nhiều, biếng ăn, hoặc ăn uống vô độ. Nó khiến lối sống và cách sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Ở giai đoạn này, bạn trở nên khép kín hơn, không còn muốn gần gũi người khác, kể cả những người thân quen. Bạn chỉ thực sự thoải mái khi ở một mình và điều đó càng khiến tình trạng trầm cảm của bạn trở nên nặng hơn.

Giai đoạn 2:

Sau một quá trình trầm cảm dài của giai đoạn 1, cơ thể bạn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tâm trạng buồn bã, không ngủ, những bữa ăn không điều độ, cơ thể bạn trở nên trì trệ hơn.

Đồng thời não bộ của bạn cũng bắt đầu giảm sản xuất hormone serotonin - hormone gây hạnh phúc. Cho đến một ngày, bạn không còn nhớ cảm giác hạnh phúc diễn ra như thế nào.

Bạn không còn niềm tin, hi vọng về một tương lai mà bạn đã từng nghĩ đến. Những điều đẹp đẽ dần trở nên xa vời với những người trầm cảm giai đoạn này. Nếu bạn từng mất mát, bạn sẽ luôn cho rằng mình sẽ không bao giờ vượt qua được. Ở giai đoạn này, bạn cảm thất cuộc đời sầu thảm bi đát mà bạn dần trở nên chán ghét.

Giai đoạn 3:

Theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát. Cho dù bạn từng yêu đời, từng ngập tràn sức sống như thế nào đi chăng nữa, nếu đã đến giai đoạn này của bệnh trầm cảm, bạn sẽ không đủ tỉnh táo để nhớ cuộc đời bạn vốn tuyệt như thế nào. Điều duy nhất bạn nghĩ đến đó là làm sao thoát khỏi cuộc sống toàn nỗi buồn, mất mát, tăm tối và khổ đau này. Bạn sẽ không còn tin vào tương lai, bạn cũng không còn tin là mình có thể hạnh phúc trở lại và muốn giải thoát bản thân.

Chẩn đoán trầm cảm như thế nào?

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy đã cho biết: Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Đừng xấu hổ, bạn hãy chia sẻ các triệu chứng của bạn với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.

Để đánh giá tình trạng của bạn, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm.
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp.
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8178) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity