Theo Báo Phụ Nữ - Thấy trong người có triệu chứng cảm sốt, ông O.S. ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống, liền sau đó ông khó thở, người nổi ban, phù toàn thân và rơi vào nguy kịch.

Ngày 22/5, Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM) cho biết vừa cấp cứu thành công cho ông O.S. (48 tuổi, người Campuchia) bị dị ứng thuốc cảm tự mua ngoài tiệm.

5 ngày trước khi nhập viện, ông S. bị cảm sốt, người mệt mỏi nên ra tiệm thuốc Tây gần nhà mua thuốc uống. Ngay lập tức, ông thấy mệt, khó thở, khắp người nổi ban đỏ, phù toàn thân. Người nhà liền đưa ông đến cấp cứu tại một bệnh viện ở Campuchia. 

Lúc này, ông S. đã bị suy hô hấp nặng phải đặt nội khí quản. Gần 1 tuần điều trị nhưng bệnh của ông ngày càng nặng dần, thân nhân xin chuyển ông S. sang bệnh viện Việt Nam.

Tu uong thuoc tri cam, nguoi dan ong suyt chet
Dị ứng thuốc khiến toàn thân ông S. nổi ban đỏ, suýt tử vong.

Bệnh nhân S. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng phải thở máy kiểm soát, phù toàn thân, không có nước tiểu, hồng ban xuất huyết chằng chịt trên người cùng với phần da bị hoại tử nghiêm trọng. 

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hội chẩn, phát hiện ông S. bị hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc do dị ứng thuốc. 

Bệnh diễn tiến quá nhanh gây tổn thương đa cơ quan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy thận cấp nặng, viêm kết mạc... khiến bệnh nhân phải thở máy, chạy thận nhân tạo cấp cứu, truyền máu cùng nhiều liệu pháp vừa điều trị vừa chăm sóc dinh dưỡng tích cực gần 3 tháng.

Hiện sức khỏe bệnh nhân S. dần ổn định, chức năng thận cải thiện.

Tu uong thuoc tri cam, nguoi dan ong suyt chet
Hiện sức khỏe ông S. đã ổn định nhưng cần theo dõi một thời gian trước khi xuất viện.

Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân – Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Quốc tế City cho biết, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc là những phản ứng sinh ra do thuốc hoặc một số căn nguyên vi sinh vật như tiêm vaccine sởi, quai bị hoặc nhiễm virus như Dengue, Cytomegalovirus… gây ra.

Bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nặng, gây ra thương tổn đa cơ quan, tỉ lệ tử vong trong các thể nặng ghi nhận từ 5% - 30%. Bất kỳ ai cũng có thể xảy ra phản ứng dị ứng, tại thời điểm này có thể không bị dị ứng nhưng có thể sẽ dị ứng ở thời điểm muộn hơn. Đôi lúc phản ứng dị ứng sẽ trở nên nặng nề hơn ở lần dùng thuốc thứ hai do những biến đổi trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Nếu biết mình dị ứng với thuốc, người bệnh nên ghi lại tên thuốc và báo cho bác sĩ biết khi đến khám bệnh tại cơ sở y tế. Bác sĩ cần thận trọng hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử dị ứng thuốc trước khi kê toa cho bệnh nhân, nhất là với các nhóm thuốc kể trên.

DỊCH VỤ CITY PLUS TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY

Dịch vụ City Plus của Bệnh viện Quốc tế City (Dự kiến ra mắt vào cuối quý II năm 2019).

Được khởi xướng bởi tâm huyết của Ths.Bs Đào Thị Mỹ Vân – Phó Giám đốc Y Khoa, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quốc tế City, City Plus là dịch vụ đưa ra giải pháp chẩn đoán bệnh tốt hơn, tiết kiệm hơn giúp người bệnh cảm thấy yên tâm so với kết quả chẩn đoán ban đầu.

Quy tụ những chuyên gia hàng đầu về các chuyên khoa Tim mạch, Tiêu hóa, Ngoại Thần kinh - Cột sống, Can thiệp mạch máu…, bệnh nhân khi đến với dịch vụ City Plus sẽ được tư vấn, chẩn đoán bệnh với chi phí hợp lý.

City plus cũng là dịch vụ y tế lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sẽ được Hội đồng cố vấn y khoa City Plus đánh giá một cách chi tiết. Từ đó đưa ra cho bệnh nhân lời khuyên và hướng điều trị phù hợp. 

Liên hệ hotline tư vấn City Plus: ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn. 

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity