Dấu hiệu chuyển dạ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện?

5 năm 2 tháng trước #89 bởi admin
Liệu giảm đau có cắt bớt cơn co của chuyểndạ và kéo dài thời gian chuyển dạ hay không?

BS Trần thị Kim Xuyến tư vấn:

Giảm đau chỉ ức chế cảm giác đau,nhưng tới cuộc chuyển dạ cơn gò vẫn diễn tiến thuận lợi theo sinh lý, và khi tử
cung trọn sản phụ vẫn có cảm giác mắc rặn để rặn sinh thường, trong trường hợp quá mệt đi, chúng tôi phải thủ thuật can thiệp bằng sinh hút hay sinh kềm.

Làm sao biết được lúc nào nên đến bệnh viện, đau rất khó kiểm soát?

BS Trần thị Kim Xuyến tư vấn:


Đối với những bạn cócon rạ thì có kinh nghiệm khi đau bụng từng cơn thì bạn phải vào bệnh viện. Nhưng tuổi thai mà bạn phải lo lắng là từ 38 – 40 tuần là ngày mà các em đủ tháng để chuyển dạ. Tuy nhiên, những dấu hiệu chuyển dạ có thể xuất hiện sớm đối với những người con so mà tuổi thai dưới 38 tuần, người ta gọi là chuyển dạ sinh non.

Dấu hiệu chuyển dạ là gì? Khi mà có dấu sanh, người sản phụ sẽ bắt đầu cảm thấy bụng cứng lên, cứng lên theo thời gian, và tăng dần theo thời gian, và cảm giác cứng đó sẽ làm cho mình đau bụng một cách khó tả. Rối loạn tiêu hóa làm cho bụng quặng từng cơn từng cơn, đồng thời cảm giác buồn nôn và tiêu chảy, nhưng việc đau bụng chuyển dạ khiến mình mắc rặn, mắc đi tiểu liên tục, và cơn gò thật ra là cơn cứng, sẽ từng cơn từng cơn cứng lên, nó sẽ làm cho bung nút nhầy ở cổ tử cung. Khi mà giao hợp có thai, thì cổ tử cung sẽ đóng mít lại bởi nút nhầy, và khi có cơn co tử cung co bóp, nó sẽ làm cổ tử cung bung ra thì nút nhầy sẽ chảy ra. Nút nhầy sẽ có màu trắng hoặc màu hồng, dai như cục nhầy mũi, thì người ta gọi đó là dấu hiệu đầu tiên là có nhớt hồng.

Nhớt hồng khi ra rồi, thì bạn sẽ cảmthấy đau bụng càng ngày càng nhiều hơn, bụng càng ngày càng cứng nhiều hơn. Các bạn cứ nhìn đồng hồ trong thời gian 10 phút, bạn cảm nhận bao nhiêu lần bụng cứng kèm với đau bụng và tăng dần theo thời gian thì đó là có dấu hiệu của chuyển dạ. Một dấu hiệu mà bác sĩ cũng như là các bạn không mong muốn đó là dấu hiệu gì? Đó là vỡ ối sớm. Đầu ối sẽ được bảo vệ đến khi mà cổ tử cung trọn, thì bác sĩ mới bấm ói để nước ối chảy ra và đầu em bé đi ra. Tuy nhiên có những trường hợp vì lý do khác như viêm nhiễm âm đạo gây ra viêm màng ối hoặc là có tác nhân khi mà cổ tử cung chưa mở mà nước ối đã vỡ ra rồi thì ta gọi là ối vỡ non. Thì những trường hợp ối vỡ đó là điều không mong muốn, và từ khi thời gian ối vỡ cho đến 6 tiếng đồng hồ sau có khả năng sẽ bị nhiễm trùng. Những ngời nhiễm trùng ối khi cổ tử cung không mở được, không vào được chuyển dạ thì có nguy cơ sẽ nhiễm trùng sơ sinh, và nhiễm trùng hậu sản sau khi sanh. Thì đó là yếu tố làm cho cuộc chuyển dạ của bạn bị ngưng trệ lại, có khả năng sẽ phải mổ lấy thai vì nước ối đã vỡ hết mà cổ tử cung không mở.

Bác sĩ trước khi quyết định mổ lấy thai sẽ cho bạn giục sanh, có nghĩa là tạo cơn gò tử cung bằng thuốc, để giúp xem với động lực đó sẽ đẩy đượccổ từ cung mở ra hay không? Giúp bạn vẫn chuyển dạ bình thường, bạn sanh ngả âm đạo. Tuy nhiên, nếu thất bại chắc chắn phải đối diện với cuộc mổ lấy em bé.

Tóm lại, dấu hiệu chuyển dạ các bạnnhìn thấy ở khoảng thời gian mà bác sĩ quy định là tuổi thai đủ tuần tháng là từ 38-40 tuần. Từ sáng đến giờ bình yên , sao tối giờ bụng cứ đau râm râm, sau đó
bụng quặng cứng lên từng cơn, và cứ nhìn đồng hồ khoảng 10 phút đầu tiên 1 lầm, 10 phút 2 lần 10 phút 3 lần, đồng thời có ra nhớt hồng, bạn nên đến bệnh viện, đó là dấu hiệu chuyển dạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.