Chẩn đoán ung thư vú là nỗi khiếp sợ đối với phụ nữ ở bất cứ đâu trên thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ và điều gì quyết định ai sẽ là nạn nhân của căn bệnh này, còn ai thì không.

Khái niệm về ung thư vú

  • Bầu vú gồm có các tuyến tạo sữa (gọi là tiểu thùy), các ống cực nhỏ dẫn sữa tới núm vú (gọi là tiểu quản), và mô mỡ. Bênh ung thư vú bắt đầu khi các tế bào ở một phần bên trong vú tăng trưởng vượt ngoài tầm kiểm soát. Tế bào ung thư cứ tiếp tục tăng lên thêm và lấn át tế bào bình thường.
  • Các tế bào ung thư này có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào sang vú đối bên, các cơ quan tổ chức lân cận; hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể (gọi là di căn).

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư vú hiện nay chưa rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ bao gồm:

  1. Tuổi tác

Phụ nữ càng lớn tuổi hơn, nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Phụ nữ ở tuổi 20, nguy cơ phát triển ung thư vú trong 10 năm tới là 0, 6%. Đến năm 70 tuổi, con số này lên tới 3, 84%.

  1. Đột biến gen:

  • Phụ nữ có gen đột biến BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hoặc buồng trứng cao hơn đáng kể. Những gen này có thể di truyền.
  • Một gen khác, TP53, P53, PTEN (Cowden syndrome),STK( Peutz Jeghers syndrome) có thể gây nguy cơ ung thư vú nhiều hơn ... Cũng đang được nghiên cứu.
  1. Tiền sử bệnh gia đình

  • Các đột biến gen (nhắc đến ở mục 2) có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trong gia đình có mẹ, cô, dì… bị ung thư vú sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.
  • Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh do yếu tố di truyền là rất thấp. Theo thống kê, chỉ có 10% người bị mắc bệnh trong cùng một gia đình có tiền sử mắc ung thư vú.
  • Do vậy, chị em cần lưu ý tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh của gia đình và trao đổi với bác sĩ để thực hiện tầm soát ung thư vú sớm hơn.
  1. Tiền sử bệnh cá nhân

  • Những phụ nữ bị ung thư vú, thậm chí là ung thư không xâm lấn, có khả năng tái phát bệnh này nhiều hơn so với những phụ nữ không có tiền sử mắc bệnh.
  • Phụ nữ có một số loại khối u nhú lành tính (không ung thư) có khả năng mắc ung thư cao hơn. Các ví dụ bao gồm tăng sản ống dẫn sữa không điển hình hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.
  1. Mô (mỡ) ở ngực dày

Các mô mỡ ở ngực càng dày đặc thì càng khó phát hiện các khối u. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ có mật độ mô vú cao hơn, có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 6 lần. Vì vậy, nếu bạn có mật độ mô vú cao hơn, thì nên kiểm tra ung thư vú thường xuyên.

  1. Những yếu tố nội sinh (lượng sản sinh Estrogen)

  • Phụ nữ có kinh nguyệt sớm ( trước13 tuổi với phụ nữ Việt Nam, trước 12 tuổi với phụ nữ Mỹ) và tắt kinh muộn ( sau 50 sà sau 55 tuổi tương ứng) có khả năng mắc ung thư vú cao hơn người khác. Đó là vì cơ thể của họ đã sản sinh lượng estrogen trong thời gian lâu hơn. Cơ thể bắt đầu sản sinh estrogen khi bắt đầu dậy thì, và giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh.
  • Cũng như vậy với phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi và không sinh con lần nào hoặc không cho con bú có tỷ lệ ung thư vú cao hơn.
  • Phụ nữ cho con bú, đặc biệt là kéo dài hơn 1 năm, dường như làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, có thể do quá trình mang thai và cho con bú làm giảm tiếp xúc với estrogen.
  1. Thể trọng

Phụ nữ béo phì có lượng cholesterol và insulin trong máu cao dẫn đến sự tăng sinh tế bào khó kiểm soát và dễ hình thành u cục. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan

Lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư

  1. Lạm dụng rượu bia

  • Người ta nghĩ rượu chỉ liên quan đến ung thư gan, ung thư tuỵ... Một nghiên cứu trên 1,2 triệu phụ nữ trung niên ở Anh Quốc đã đưa ra kết luận: Phụ nữ càng uống rượu thường xuyên, càng có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vú.
  • Do rượu bia kích thích tiết nội tiết tố nữ (estrogen& androgen) mà 65-70% ung thư vú phát triển phụ thuộc nội tiết này và làm tăng khả năng di căn ung thư vú. Rượu bia kích hoạt các chất gây ung thư làm tổn thương nhu mô tuyến vú. Các chất chuyển hoá của rượu bia như Acetethanol gây tổn thương DNA của tế bào tuyến vú.
  • Nếu phụ nữ tiêu thụ hơn 3 đơn vị cồn (1 đơn vị tương đương 10 ml rượu mạnh hay 330ml bia) mỗi ngày thì khả năng mắc ung thư vú cao hơn gấp 1,5 lần so với người không uống.

Lạm dụng rượu bia với ung thư vú

  1. Phơi nhiễm phóng xạ

  • Làm việc trong môi trường có nhiễm phóng xạ hoặc đã được điều trị bằng phóng xạ vào vùng ngực cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú.
  • Ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm bởi dư lượng cao các chất thuốc trừ sâu (côn trùng, nấm mốc..) diệt cỏ, các chất tăng trọng trong chăn nuôi gia cầm gia xúc, thuỷ hải sản.. gây nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú;
  • Ô nhiễm tiếng ồn; căng thẳng trong cuộc sống trong công việc đều được xem là những yếu tố nguy cơ.
  • Chup X-quang và chụp CT nhiều có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ.
  1. Liệu pháp thay thế nội tiết (hormone replacement therapy, viết tắt là HRT)

  • Hai dạng của liệu pháp thay thế nội tiết, dạng đơn thuần estrogen và dạng kết hợp estrogen và progesterone, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ. Trong đó dạng kết hợp gây ra nguy cơ cao hơn
  • Việc dùng thuốc tránh thai đường uống kéo dài, thường xuyên trên 5 năm làm tăng khả năng mắc ung thư vú lên 1,5 lần, trên 10 năm tăng lên 2 lần so với người không dùng. Nhưng nếu dừng không dùng sau 5 năm khả năng mắc bệnh trở lại như người bình thường.
  • Phụ nữ dùng nội tiết hỗ trợ ở tuổi tiền mãn kinh trên 5 năm (Estrogene+Prolactine) cũng có nguy cơ gây ung thư vú cao hơn.
  1. Tính chất công việc

  • Năm 2007, Các nhà nghiên cứu người Pháp đã phát hiện những phụ nữ làm việc vào ban đêm trước khi mang thai lần đầu có nguy cơ cao bị ung thư vú.
  • Năm 2012, báo cáo của các nhà nghiên cứu người Canada trên tờ Sức khỏe Môi trường đã nêu lên một số công việc nhất định, đặc biệt là những công việc mà tiếp xúc với chất gây ung thư và các chất phá hoại nội tiết có liên quan đến nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Ví dụ quán bar/ sòng bạc, sản xuất nhựa ô tô, kim loại, thực phẩm đóng hộp và nông nghiệp.
  1. Cấy ghép thẩm mỹ và bệnh nhân sống sót sau bệnh ung thư vú:

Phụ nữ có cấy ghép vú thẩm mỹ được chẩn đoán bị ung thư vú có nguy cơ tử vong mắc bệnh cao hơn và nguy cơ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn cao hơn 25% so với phụ nữ không có cấy ghép. Do cấy ghép che đi hình ảnh ghi nhận về ung thư trong quá trình tầm soát, hoặc vì cấy ghép làm thay đổi mô vú.

Tiếp theo nên làm gì?

Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư vú chủ yếu là nữ giới. Đàn ông cũng là nạn nhân của bệnh ung thư vú , tuy chỉ chiếm 1% nhưng các trường hợp bệnh này đang gia tăng (Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Anderson của Đại học Texas (Mỹ) đã kết luận, sau khi nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp.)

Chúng ta có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư vú bằng việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, việc theo dõi cơ thể và tầm soát ung thư định kỳ giúp chủ động phát hiện các bất thường về sức khỏe ở giai đoạn sớm nhất là vô cùng quan trọng. Càng phát hiện sớm, điều trị càng đơn giản, giảm thiểu tác hại của bệnh, không cần phải cắt bỏ vú, khả năng khỏi bệnh rất cao và ít tốn kém.

Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về rủi ro bị ung thư vú và chương trình khám sàng lọc tốt nhất cho bản thân.

Cùng CIH nâng cao nhận thức để đánh bại ung thư vú:

 

Là một trong những cơ sở y tế đi đầu trong khám sang lọc ung thư sớm, Bệnh viện Quốc tế City đã xây dựng và triển khai hệ thống các gói khám tầm soát ung thư, trong đó có gói tầm soát ung thư vú với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất để phát hiện những bất thường sớm.

Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Điện thoại: (8428) 6280 3333 (Bấm 8424 - 8402) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/