2018-09-11 09:41:53
Thứ ba, 11/09/2018 |
Hãy cùng nghe chia sẻ những thông tin cũng như tư vấn hữu ích về “Trầm cảm sau sinh” từ Ths.Bs Trần Thị Mai Thy – BS Khoa Nội Ngoại thần kinh Bệnh viện Quốc tế City.
“Với cuộc sống hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh không hề dễ dàng. Mẹ bị trầm cảm thì chiều cao của trẻ sơ sinh đối diện nguy cơ thấp hơn gấp 3 lần ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 so với trẻ có mẹ không bị trầm cảm. Bà mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm, do đó trẻ dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, truyền nhiễm cao hơn.”, đó là những chia sẻ của Ths.Bs Trần Thị Mai Thy – Chuyên Khoa Thần kinh Bệnh viện Quốc tế City.
Bác sĩ Trần Thị Mai Thy có trên 13 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện viện Nhân Dân 115. Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực động kinh, điện não, tai biến mạch máu não. Hiện Bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Quốc tế City và đã điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh khó liên quan đến các bệnh lý về thần kinh.
Bác sĩ Trần Thị Mai Thy trong chương trình livestream “Trầm cảm sau sinh”.
Theo thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ khoảng 10-20%. Tuy nhiên, những người mẹ có các triệu chứng liên quan đến trầm cảm nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm sau sinh rất cao, chiếm 70 – 80% tỉ lệ các bà mẹ. Nhóm này được gọi là trầm buồn sau sinh (baby blues) nhưng nếu không được hỗ trợ đúng cách rất có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
- Tại Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%.
- Tỷ lệ cao này có thể là do các tục lệ kiêng khem theo truyền thống của người Á Đông, sự thiếu kiến thức về trầm cảm sau sinh trong cộng đồng, không sẵn có hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh.
Thưa Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, nguyên nhân nào dẫn đến sản phụ dễ bị trầm cảm sau sinh thưa bác sĩ?
Có hai nhóm nguyên nhân khiến mẹ bầu trầm cảm sau sinh:
Nhóm 1: nguyên nhân sinh học.
- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột các hormone trong cơ thể: estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
Nhóm 2: thay đổi tâm lý xã hội
- Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
Dấu hiệu nào cho thấy phụ nữ bị trầm cảm sau sinh và nếu chỉ stress, hay lo lắng, mất ngủ… có phải là biểu hiện của trầm cảm sau sinh không?
Những dấu hiệu của tcss thay đổi từ mức độ nhẹ đến nặng. Giai đoạn nhẹ là hội chứng trầm buồn sau sinh: buồn bã, ủ rũ, trống rỗng, thiếu ngũ có thể chữa khỏi nếu được người thân quan tâm. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện hơi lú lẫn, mất ngủ, ảo giác, tội lỗi,… Đặc biệt những ý tưởng hành vi làm hại bản thân, đứa trẻ: hành động tự sát, giết hại con mình. Giai đoạn này người thân cần đưa người thân đến khám và điều trị kịp thời.
Với những mẹ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh, thì điều lo lắng nhất là gì và có cách nào để khắc phục không thưa bác sĩ?
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến người phụ nữ, người chồng và chính đứa bé. Với người phụ nữ, ảnh hưởng trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, mẹ không thể chăm con tốt. Theo nghiên cứu, con của những người mẹ trầm cảm sau sinh thường tăng cân chậm; quấy khóc, phàn nàn đau cơ thể; gặp khó khăn trong học tập; không đạt các mốc phát triển và có nhiều vấn đề cảm xúc khi lớn lên.
Hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm sau sinh là hành vi làm hại bản thân, làm hại đứa trẻ như các trường hợp gần đây báo đài hay đề cập như việc các bà mẹ tự sát hoặc tệ hơn là giết con rồi tự sát. Người ta cho thấy rằng tỉ lệ “đột tử” ở trẻ là con của những người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (bao gồm cả các trường hợp bà mẹ trầm cảm giết con hoặc bỏ mặc con cho đến chết) là khá cao.
Ths.Bs Trần Thị Mai Thy – Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Quốc tế City.
Chị Tuyết Trần (30 tuổi – Bình Tân)
Thời điểm nào phụ nữ thường dễ bị trầm cảm sau sinh nhất. Em chuẩn bị sinh nên rất lo lắng. Mong BS Thy tư vấn?
Nghiên cứu cho thấy giai đoạn dễ mắc trầm cảm sau sinh là vài ngày đến 3 tuần sau sinh. Thay vì lo lắng bạn cần có những biện pháp khắc phục. Trước hết cần trang bị sức khỏe về thể chất. Chuẩn bị mọi thứ và nhờ sự giúp đỡ của người thân. Quên đi những khó khăn trong cuộc sống và luôn vững tin để có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Chị Hà Anh Nhi (28 tuổi – TPHCM)
Em sinh bé được 3 tháng. Do chồng em hay đi công tác chỉ có hai mẹ con ở nhà nên em rất hay bị stress. Nhiều lần em có ý định tiêu cực bỏ ôm con bỏ đi thật xa. Em lại hay mất ngủ. Xin hỏi em có bị trầm cảm không và làm sao để em thoát khỏi tình trạng này?
Đây là một trong những triệu chứng của trầm cảm sau sinh tuy nhiên cần phải đánh giá mức độ xảy ra tình trạng này trong thời gian bao lâu. Bạn nên tìm sự trợ giúp của người thân: chị, anh chị em, mẹ hoặc người giúp việc. Đặc biệt, bạn nên đến Bệnh viện Quốc tế City, Khoa Nội thần kinh để khám và tư vấn. Không nên để tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé.
Anh Hồ Hữu Tiến (Quận 8)
Em gái tôi mới sinh em bé nhưng lại có bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Gia đình tôi rất lo lắng nên đã đưa em ấy đi điều trị. Xin hỏi bác sĩ, bệnh trầm cảm sau sinh chữa có lâu không và Bệnh viện Quốc tế City có điều trị bệnh này không?
Bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên thời gian và phương pháp điều trị như thế nào phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vối mức nhẹ như trầm buồn sau sinh thì cần bác sĩ tư vấn và bệnh có thể điều trị khỏi từ vài ngày đến vài tuần. Với trường hợp nặng thì ngoài sự tư vấn về tâm lý, người bệnh cần điều trị bằng thuốc và nằm viện để bác sĩ theo dõi sát sao.
Hoạt động mũi nhọn Khoa Nội – Ngoại thần kinh
|
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8178) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.