Bé ngủ khò khè đờm nhiều

4 years 6 months ago #1225 by babycute
Gửi bác sĩ,

Bé nhà em được 1 tuổi. Bé ngủ hay thở khò khè như có đờm trong cổ. Đi khám bác sĩ bảo nên làm vật lý trị liệu để đẩy đờm nhớt ra ngoài. Nhưng em nhìn các bé khác làm khóc quá trời em sợ quá. Có cách nào khác ngoài việc tập vật lý trị liệu không thưa bác sĩ.

Mong được tư vấn.
Thanks

Yêu là chết trong lòng một ít... Ka ka

Please Log in or Create an account to join the conversation.

4 years 6 months ago #1228 by admin
Chào bạn!

Cách xử lý khi trẻ bị thở khò khè kéo dài và có đờm trong họng
  • Trước hết, các mẹ cần hiểu được dấu hiệu thở khò khè của bé cũng như phân biệt được tiếng thở khò khè để kịp thời điều trị cho bé.
  • Nếu ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi do cảm, ho. Trường hợp cảm ho có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
  • Cần theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé để nhận biết được trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám điều trị kịp thời.
  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, khò khè tái phát cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng trên 3-4 tuần, cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán.
  • Với các trẻ có tiển căn bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc lòng đờm hay thuốc kháng viêm … vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.
Các trường hợp cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ
  • Trẻ thở khò khè cấp tính, đột ngột cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi.
  • Trẻ khò khè, thở mệt, xanh tái.
  • Trẻ ho khàn tiếng trong nhiều ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt càn phải được theo dõi ở bệnh viện.
  • Khò khè kèm nôn ói, sốt
  • Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân
Bạn đừng quá lo lắng bởi việc tập vật lý trị liệu để tống đờm nhớt ra ngoài rất tốt cho bé. Các kỹ thuật viên biết cách và áp dụng đúng phương pháp nên bạn đừng lo nhé. 

Thân.

Please Log in or Create an account to join the conversation.