Xuân không về nhà… đâu phải Xuân không đến

2019-01-30 03:38:51

Thứ tư, 30/01/2019

“Về quê ăn Tết” – không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn… để cả gia đình sum vầy, cùng ăn bữa cơm chiều cuối năm, cùng chúc Tết họ hàng hay đơn giản là ở bên nhau trong khoảnh khắc ý nghĩa.

Người Việt Nam có phong tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết.

“Về quê ăn Tết” – không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn… để cả gia đình sum vầy, cùng ăn bữa cơm chiều cuối năm, cùng chúc Tết họ hàng hay đơn giản là ở bên nhau trong khoảnh khắc ý nghĩa. Thế nhưng, những niềm vui sum vầy bình dị ấy lại trở thành ước mơ xa vời đối với nữ y tá Hồ Thị Lân quê ở Nghệ An đang làm việc tại Khoa cấp cứu – Bệnh viện Quốc tế City.

“Hơn 10 năm nay tôi đã không về quê ăn Tết” – Đó là chia sẻ của chị Lân. Với chị, trong 10 năm qua khi xuân đến là mỗi lúc chị nhớ nhà, nhớ khoảnh khắc mọi người trong gia đình cùng nhau đón giao thừa, bên cạnh mâm cơm đêm 30 là tiếng cười nói của các con, các cháu trong nhà. Sau thời khắc giao thừa cả nhà chị sẽ đi viếng các chùa cầu mong một năm mới với nhiều điều may mắn và bình an. Những khoảnh khắc thiêng liêng ấy chắc có lẽ sẽ chị sẽ không được cảm nhận trọn vẹn thêm một lần nào nữa. “Có lúc giật mình nhớ ra đã 10 năm rồi”, 10 năm qua chị đã đổi lấy mùa xuân bên gia đình bằng một mùa xuân khác, một mùa xuân mà không phải ai cũng có thể đánh đổi – mùa xuân của tránh nhiệm, của y đức và bằng tất cả sự tâm huyết với ngành Y.

Gác lại nỗi nhớ nhà chị Lân cố gắng tập trung cho công việc

Khi được chúng tôi hỏi điều gì giúp chị có được tâm huyết với nghề y? Chị Lân trả lời chúng tôi trong niềm xúc động. Chị kể chúng tôi nghe một câu chuyện mà chị và các đồng nghiệp đã từng trải qua. Trong ngày đầu tiên nhận việc, chị tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, chị và các bác sĩ phải nỗ lực hết sức mình nhưng vẫn không cứu được, vì bệnh nhân đã tử vong trước khi được đưa vào cấp cứu. Nhưng điều khiến chị rơi nước mắt ngay tại lúc đó không phải sự vất vả của công việc mà là chị phải chứng kiến hình ảnh “kẻ ở lại khóc người ra đi”. Chị thấy thương họ, thương những người thân, với họ dù là phút cuối cùng vẫn muốn nắm lấy một tia hi vọng của sự sống cho người bệnh. Họ mang tia hi vọng đến để mong chị và các bác sĩ thắp lên “ngọn lửa sự sống”. Thế nên đối với chị, chị luôn có suy nghĩ xem bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như những người thân của mình, chị sẵn sàng bảo vệ sự sống của họ dù cho đó có là phút cuối cùng.

Cũng như chị Lân, Huỳnh Hải Lộc – Điều dưỡng Khoa cấp cứu – Bệnh viện Quốc tế City. Đây là năm đầu tiên Lộc ăn Tết xa nhà, Lộc còn rất trẻ vì thế Lộc không giấu được cảm xúc khi chia sẻ với chúng tôi. Nhà Lộc có 5 thành viên nhưng mỗi độ xuân về thì các anh chị và cả Lộc mặc dù đi học và làm ăn xa vẫn sẽ thanh thủ trở về thăm gia đình trước thời khắc giao thừa. Nhưng năm nay khi nghe tin con trai mình không về quê đón năm mới cùng gia đình cả nhà đã giấu đi nỗi buồn, nỗi nhớ thay vào đó là sự động viên, kèm theo những lời nhắn nhủ từ hậu phương – Vùng đất Quảng Ngãi gửi đến cậu con trai.

“Đối với mình, chỉ cần gọi một cuộc điện thoại về nhà, nghe giọng bố mẹ và ngắm nhìn không khí Tết quê nhà từ xa là vui rồi”- anh bạn chia sẻ.     

Với Lộc khi mang lại mùa xuân cho người bệnh nghĩa là mang mùa Xuân cho chính mình 

Nếu nói Tết là dịp để nghỉ ngơi, thăm hỏi và chúc Tết họ hàng thì đối với ngành Y Tết lại là thời điểm có động bệnh nhân nhất trong năm. Vì lưu lượng bệnh nhân vào các khoa Cấp cứu, Hồi sức, Chấn thương không hề giảm, thậm chí còn gia tăng. Phần nhiều liên quan đến uống rượu. Nhiều người uống say đánh nhau gây thương tích, uống say gây tai nạn giao thông, ngộ độc rượu hay những người có sẵn bệnh gan, uống rượu quá đà bị suy gan cấp. Chính vì thế không những đối với chị Lân, bạn Lộc mà hầu hết những bác sĩ, y tá đều phải làm việc rất vất vã vào thời điểm này. “Nhớ nhà” là cụm từ họ không dám nghĩ tới bởi họ biết có những người đang cần họ trong những giây phút nguy kịch. Những người làm ngành Y như chị Lân và bạn Lộc đều phải gác lại miền vui xuân cùng gia đình, để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, xem bệnh nhân như thân nhân vốn dĩ là phương châm hoạt động của họ. Cũng từ đó, họ tìm thấy những mảng màu tươi sáng nhờ từ chính con tim yêu nghề.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

 

 

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý