Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Hà Thị Kim Hồng, việc tầm soát sức khỏe tổng quát, đặc biệt là các bệnh tiểu đường, cao huyết áp là vô cùng quan trọng bởi chúng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch. 

Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu. Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu thường gắn bó với nhau là: Tăng huyết áp, tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường, lười vận động, nồng độ cholesterol máu tăng, hút thuốc lá... Càng nhiều yếu tố, mức độ nguy cơ càng cao.

Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường, ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp, có thể xuất hiện trước hoặc được phát hiện đồng thời với đái tháo đường, trở nên khó điều trị hơn. Dù người bệnh đái tháo đường ở type 1 hay type 2, nhưng khi có tăng huyết áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị đái tháo đường. Bệnh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ nêu trên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp.


Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ. 

Triệu chứng tăng huyết áp

  • Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
  • Một số có triệu chứng nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, mặt phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở.

Chính vì các triệu chứng thường không rõ ràng như vậy nên những bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi khi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn. Để hạn chế bệnh tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thờì, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến khích việc tự đo huyết áp tại nhà, nhằm giúp bệnh nhân có thông tin về mức huyết áp hàng ngày, sự đáp ứng với thuốc hạ huyết áp và quan tâm hơn đối với vấn đề điều trị.

Khi huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ gây tác hại tới hàng loạt cơ quan Bệnh ở tim, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, suy tim. Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Bệnh thận mạn tính. Bệnh động mạch ngoại biên. Tổn thương mắt.

Điều trị hợp lý huyết áp là yếu tố quan trọng nhất làm chậm tiến triển của bệnh thần kinh do đái tháo đường, chiếm khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường.

Giảm 30% gói khám sức khỏe tổng quát

Bệnh viện Quốc tế City chúng tôi CHIA SẺ nỗi lo kinh tế với Bạn và Gia đình thông qua chương trình GIẢM 30% CÁC GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG_QUÁT. Giá chỉ từ 2,170,000Đ. Áp dụng đến 30/06/2021.

Liên hệ: 0939 721 668.

Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp

Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:

  • Đưa được huyết áp về mức qui định.
  • Thay đổi lối sống và dùng thuốc.
  • Điều trị các bệnh khác đi kèm theo.

Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác.

Các bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

  • Đã bị tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ.
  • Bệnh tim do thiếu máu cơ tim cục bộ dưới các mức độ: cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Đã bị suy tim, suy thận…
  • Các dạng bệnh mạch máu ngoại biên.

Khi đã xác định được tất cả các yếu tố tác động xấu thêm bệnh tăng huyết áp. Chúng ta phải có thái độ điều trị tích cực các yếu tố này.

Thay đổi lối sống để giảm huyết áp

  • Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
  • Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
  • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
  • Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
  • Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
  • Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
  • Bỏ hẳn hút thuốc lá.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Khám sức khỏe tổng quát tầm soát bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường

Theo Ths.Bs Đỗ Đức Tín, Khoa Sức Khỏe Tổng Quát Bệnh viện Quốc tế City, bệnh tật không ai có thể lường trước. Tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mọi lứa tuổi từ trẻ đến già cần khám sức khỏe định kỳ. Với người trẻ tập trung tầm soát bệnh nhiễm như viêm gan siêu vi B.... Lớn tuổi hơn thì tầm soát gan, mỡ máu, huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư...

Khám sức khỏe tổng quát vô cùng cần thiết, đặc biệt là dịp cuối năm tết đến xuân về.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity