Tiểu đường (đái tháo đường) xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động.

Bệnh tiểu đường có thể chia làm 2 loại chính: tiểu đường típ 1 (thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên) và tiểu đường típ 2 (thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên).

Cả hai típ tiểu đường đều do lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng nguy hiểm đối với người bênh, gây ra các biến chứng cấp tính và lâu dài. Quá nhiều đường trong máu làm hỏng niêm mạc của các động mạch ở mọi kích cỡ, gây xơ vữa và/hoặc bị tắc nghẽn do mảng bám.

Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây ra các hậu quả:

Biến chứng thận:

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Biến chứng về thị giác

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.

Bệnh lý mạch máu ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh này xảy ra khi mảng bám tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tay hoặc chân (chi). Nó có thể gây tê, đau và nhiễm trùng ở chi bị bệnh. Nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi.

Bệnh thần kinh

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi đường máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác.

Phương pháp điều trị tiểu đường: Kiểm soát tốt chỉ số A1C

Kiểm soát tốt đường huyết, định lượng HbA1C mỗi 3 tháng để biết lượng đường huyết có nằm trong khoảng mong muốn hay không. xét nghiệm nồng độ HbA1C hay A1C là để kiểm tra tính hiệu quả của kế hoạch điều trị tiểu đường là. Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến nghị chỉ số A1C dưới mức 7% có thể làm giảm được biến chứng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, mạch máu, thận, thần kinh, đột quỵ, mắt...

Những thực phẩm bạn cần tránh các loại thực phẩm ngọt và tinh bột (cơm, phở, bún, v.v.). Tăng cường vận động giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả , giảm kháng insulin, từ đó, giúp duy trì và giảm đường huyết nhanh chỉ sau việc sử dụng thuốc.

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc: Khi chế độ ăn, tập luyện không đủ để giữ mức đường huyết an toàn, buộc người tiểu đường tuýp 2 phải sử dụng thuốc. Cần hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc trị đau khớp,... có thể khiến bệnh thận nặng thêm. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 đó là dùng thuốc theo đơn, uống đúng liều lượng đúng giờ, và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát đái tháo đường và bệnh tim mạch, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh.

Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Khi bạn bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, bệnh tiểu đường có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc dễ dẫn đến đau tim, đột quỵ, suy thận và bệnh động mạch ngoại biên. Biết các dấu hiệu và triệu chứng của những điều này có thể tạo điều kiện cho bạn tìm giúp đỡ từ bác sĩ trước khi bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường cũng có thể làm chậm phản ứng thần kinh như tình trạng tê do bệnh động mạch ngoại biên. Việc mất cảm giác này dẫn đến tăng nguy cơ loét áp lực ở bàn chân. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện, kiểm tra thường xuyên bàn chân của họ để đánh giá xem có vết nứt nào trên da không và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện.

Đái Tháo Đường & Bệnh Lý Mạch Máu

Hiện Bệnh viện Quốc tế City đang có chương trình khám miễn phí bệnh lý mạch máu từ ngày 20/8-31/12/2019.

Thông thường, chăm sóc da và móng có thể phức tạp ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh ngoại biên, hãy yêu cầu chuyển đến bác sĩ phẫu thuật để hỗ trợ bạn chăm sóc để tránh những chấn thương nguy hiểm tiềm ẩn trong việc chăm sóc móng.

Nếu bạn phát triển bất kỳ vết thương nào trên bàn chân không lành sau thời gian hợp lý hoặc dường như đang mở rộng, hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu bạn đến bác sĩ phẫu thuật mạch máu.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị các  bệnh lý mạch máu như suy giãn tĩnh mạch, các bệnh lý động mạch chi dưới... vui lòng liên hệ Bệnh viện Quốc tế City theo một trong các cách sau:

  • Điện thoại: Gọi số 028.6280.3333 (máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

  •  Thời gian khám: Thứ Ba và Thứ Sáu hàng tuần. 

  • Gửi tin nhắn trên Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

  • Hotline: 0987853793

  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Danh sách bác sĩ hợp tác sẽ khám và tư vấn điều trị bệnh chuyên khoa Mạch Máu tại Bệnh viện Quốc tế City:

    1. Ths.BS Dương Đình Bảo

    2. TS.BS Phạm Minh Ánh

    3. BS.CK2 Đặng Hanh Tuấn

    4. Ths.Bs Trịnh Vũ Nghĩa

    5. Ths.Bs Lê Đức Tín

Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để đặt hẹn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/