Ăn nhiều muối bị gì?

2018-10-30 08:45:35

Thứ ba, 30/10/2018 |

Trái tim không thích muối. Lượng muối ăn vào cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao, dẫn đến bệnh mạch vành và đột quỵ”, Pekka Jousilahti, giáo sư của Học viện Quốc gia Phần Lan đã cho biết.

Lão hóa là một quá trình tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Càng thêm tuổi càng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp tăng cao, béo phì, tim mạch, tiểu đường, đồng thời làm cứng các động mạch của cơ thể. Chu kỳ lão hóa tim mạch sẽ bắt đầu từ đây. Người ăn nhiều muối có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh huyết áp và suy tim gấp đôi những người khác, làm trầm trọng thêm các căn bệnh mà họ đang mắc phải như bệnh suyễn, bệnh tim, cao huyết áp, suy thận, ung thư dạ dày, loãng xương… Đặc biệt, tuổi thọ của người ăn nhiều muối thường ngắn hơn những người có chế độ ăn uống ít muối.

Theo ông Pekka Jousilahti, giáo sư của Học viện Quốc gia Phần Lan đã cho biết: “Trái tim không thích muối. Lượng muối ăn vào cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao, dẫn đến bệnh mạch vành và đột quỵ”. Do đó, mọi người nên điều chỉnh lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Nguyên nhân

Hãy thử tưởng tượng một máy bơm bể phốt đã cũ theo thời gian (loại dùng để hút nước chống ngập tầng hầm cho các hộ gia đình). Nếu máy bơm hoạt động liên tục, nó sẽ dần dần chậm và trở nên kém hiệu quả trong việc loại bỏ nước. Điều tương tự cũng áp dụng cho cơ chế hoạt động của tim. Cũng như các cơ khác, các cơ trong tâm thất trái quả tim có vai trò như một buồng bơm máu giàu ôxy đến toàn cơ thể cho đến các cơ và phổi. Khi cơ chế hoạt động của tim yếu đi, dẫn đến sự dư thừa quá nhiều chất dịch trong cơ thể. Điều này có thể làm giãn các buồng tim và có thể góp phần làm suy giảm cơ học bơm của tim ở những bệnh nhân bị suy tim.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, để hỗ trợ máu lưu thông, bạn nên hạn chế muối trong chế độ ăn. Chúng ta đều biết rằng ăn quá mặn tác động lên huyết áp và bệnh tim. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng muối có thể trực tiếp ảnh hưởng tới lượng máu lưu thông. Natri, (còn gọi là sodium) là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối. Tiêu thụ quá nhiều Natri/Sodium sẽ làm cơ thể giữ lại lượng nước dư thừa (đó là lý do tại sao thức ăn có mặn có thể làm bạn cảm thấy cơ thể như sưng lên), làm cho tim bạn hoạt động mạnh hơn, tăng áp lực trong động mạch của bạn và góp phần làm suy giảm cơ học bơm của tim, gây khó thở và các biến chứng khác.

Vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu muối là đủ?

Tuy ăn mặn gây hại sức khỏe nhưng cũng không nên vì thế mà loại muối hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn vì muối cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Chỉ điều tiết muối nạp vào cơ thể cũng giúp chúng ta kiểm soát huyết áp dễ dàng hơn. Người lớn nên giảm lượng muối xuống dưới 2 gram (2.000 mg) mỗi ngày – tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối – trong một chế độ ăn lành mạnh.

Tuy nhiên, việc cắt giảm này không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì từ lâu muối đã trở thành một loại gia vị quen thuộc, dường như ở khắp mọi nơi và trong mọi thứ.

Mẹo và thủ thuật giúp bạn đạt được mục tiêu này

Lựa chọn đồ ăn ít muối

Hãy học đọc nhãn thực phẩm. Lưu ý các loại thực phẩm nào có nhiều muối (hàm lượng natri) và các loại thực phẩm có hàm lượng muối thấp.

Lấy muối ra khỏi bàn

Sau đó, tránh nêm thêm muối khi đang nấu ăn. Nếu bạn làm hai điều này, bạn sẽ thành công trong việc cải thiện chức năng tim.

Thay muối bằng thảo mộc

Để thức ăn vẫn có đủ hương vị thì thay muối bằng thảo mộc như húng tây và hương thảo, ớt bột cay hoặc thì là. Trước khi ăn, xay tiêu và vắt một ít nước cốt chanh vào thức ăn, đồ ăn vẫn có hương vị dù tối giản nhất lượng muối có thể mà vẫn tốt cho cơ thể.

Kiểm tra thành phần muối ở đồ ăn sẵn

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Mỹ, những thực phẩm và nguyên liệu chế biến sẵn thường có hàm lượng natri cao, vì vậy hãy kiểm tra nhãn mác xem hàm lượng để chắc chắn rằng không ăn quá nhiều muối. Những sản phẩm cần lưu ý như hỗn hợp khô, bột ngô, nhiều món ăn siêu thị bán sẵn, bao gồm tôm tẩm và bánh mỳ rán giòn và bánh mỳ kẹp thịt, dưa cải bắp, cà chua đóng hộp…

 Nói “Không, cảm ơn” với thực phẩm công nghiệp

  • Bằng cách ăn và nấu với các thực phẩm nguyên chất, không qua chế biến sẵn. 
  • Ăn rau tươi hoặc đông lạnh, có hàm lượng natri thấp hơn.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các bữa ăn tự nấu có thể thúc đẩy sức khỏe và cuộc sống gia đình tốt hơn. Đi chợ thường xuyên và tìm mua những thức ăn tươi ngon, sản phẩm hữu cơ… là điều tuyệt vời nhất, tốt hơn cho cơ thể và cho môi trường.

 

Để cả gia đình quen với chế độ ăn ít muối, chị em nội trợ nên điều chỉnh từ từ, giảm lượng muối trong các món ăn qua từng ngày, không nên giảm đột ngột, cả gia đình sẽ không thích nghi kịp. Duy trì mức tối ưu hàm lượng muối lấy vào để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến rối loạn sức khỏe. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ nên nêm muối vừa ăn, ăn uống một cách khôn ngoan, sống một cách lành mạnh để luôn có sức khỏe tốt.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý