2019-08-30 03:06:41
Sáng nay, 30/08/2019, Khoa mạch máu tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân tới khám. Có những bệnh nhân tới khám để tầm soát chứ không có triệu chứng gì, thỉnh thoảng chỉ thấy đau chân khi di chuyển nhiều. Tuy nhiên khi bác sĩ cho làm các xét nghiệm cần thiết mới phát hiện suy tĩnh mạch giai đoạn nhẹ. Vì bệnh chỉ mới khởi phát, tầm soát sớm nên chỉ cần tuân thủ đế độ sinh hoạt, tập thể dục thể thao hợp lý thì bệnh sẽ thuyên giảm.
TIN LIÊN QUAN
Chị N.T.T.C cho biết, tôi bình thường không có triệu chứng gì hết, thỉnh thoảng đứng lâu bị mỏi chân thôi nhưng chỉ thoáng qua. Sau khi khám, bác sĩ cho lời khuyên không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu đặc thù công việc phải như vậy cũng nên nghỉ giữa giờ, đi qua lại vận động nhẹ nhàng. Buổi tối nằm ngủ thì nên kê chân lên gối. Tôi không cần phải làm gì thêm bị bệnh chỉ mới chớm.
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở đối tượng từ 40 – 50 tuổi trở lên.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, chuột rút về đêm, kiến bò. Suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều ở phụ nữ khi: mang thai, mang giày cao gót, uống thuốc ngừa thai, mặc quần áo quá chật hoặc làm những công việc phải đứng hay ngồi quá nhiều như giáo viên, nhân viên phục vụ…
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có thể nhầm lẫn với các bệnh về cơ, xương, khớp. Nhất là ở những giai đoạn nhẹ, các biểu hiện như tê chân, mỏi chân, chuột rút thường bị bỏ qua với suy nghĩ do thiết canxi, bệnh ở người già…
Để phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nói riêng và bệnh lý mạch máu nói chung, hãy gọi đến số: 0987853793 để được khám miễn phí với các bác sĩ mạch máu.
Đăng ký khám miễn phí với các bác sĩ mạch máu.
Bác sĩ Khoa mạch máu chia sẻ, người dân có thể hạn chế suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch như: đi bộ tập thể dục đều đặn, tránh đứng một chỗ quá lâu, kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm, hạn chế mặc quần áo bó sát. Nếu mới xuất hiện bệnh, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên; áp lực của vớ sẽ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, giúp đưa máu về tim, giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông. Khi tĩnh mạch phồng to lan khắp chân, phù chân, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp như điều trị bằng laser, chích xơ…
TIN LIÊN QUAN
Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.