Suy giãn tĩnh mạch

2019-08-19 01:46:56

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch phồng to và biểu hiện trên bề mặt da chân với màu xanh hoặc tím đậm, khi đó tĩnh mạch trông như vón cục hoặc xoắn lại. Bệnh này phát triển khi các van nhỏ trong lòng tĩnh mạch chịu phải áp lực vào các thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường ở 2 chân.

Những mạch máu này xảy ra ở 60% người trưởng thành. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ thấy sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Nghiêm trọng hơn có thể gây những thay đổi da và mô mãn tính: thay đổi màu sắc da, loét da…

 

Các nguyên nhân giãn tĩnh mạch có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 30 đến 70 thường bị giãn tĩnh mạch.
  • Mang thai: 50 đến 55 % phụ nữ bị giãn tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp, các tĩnh mạch trở lại bình thường trong vòng một năm sau khi sinh con.
  • Phụ nữ mang đa thai có thể bị giãn tĩnh mạch vĩnh viễn.
  • Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính ở cả nam giới và nữ giới, bao gồm:
    • Tiền căn gia đình: Nếu các thành viên khác trong gia đình bị giãn tĩnh mạch, sẽ có nguy cơ cao bạn cũng bị.
    • Béo phì
    • Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.

Bác sĩ hầu hết khuyên người bệnh thay đổi lối sống khi bị giãn tĩnh mạch, bao gồm:

  • duy trì cân nặng hợp lý
  • Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
  • Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
  • Đeo vớ ép (hỗ trợ tĩnh mạch và cơ chân đẩy máu hiệu quả hơn)

Phương cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bao gồm:

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.

  • Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn

Phẫu thuật Stripping kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn rồi luồn một dụng cụ có tên Stripper từ dưới mắt cá trong đi lên trên nếp bẹn để lôi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn ra… Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép toàn bộ chi và nằm bất động trên giường ba ngày.

  • Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn

Theo sau sự định vị của kim, ống thông được đưa vào bên trong tĩnh mạch. Sau khi đưa sợi laser vào, sự điều trị có thể được bắt đầu. Với việc sợi laser được đặt vào vị trí chính xác của chức năng tĩnh mạch đùi (xác định bằng sóng siêu âm), năng lượng laser sẽ mang lại dòng nhiệt phá hủy liên tục lên thành tĩnh mạch. Liệu pháp laser được thực hiện suốt toàn bộ chiều dài tĩnh mạch giãn và sẽ giải quyết được kết quả tắc nghẽn hoàn toàn và vĩnh viễn của các tĩnh mạch. Sau thời gian điều trị từ 30 – 40 phút, bệnh nhân có thể trở lại với trạng thái hoạt động bình thường./. 

TIN LIÊN QUAN

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị các  bệnh lý mạch máu như suy giãn tĩnh mạch, các bệnh lý động mạch chi dưới… vui lòng liên hệ Bệnh viện Quốc tế City theo một trong các cách sau:

  • Điện thoại: Gọi số 028.6280.3333 (máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.
  • Thời gian khám: Thứ Ba và Thứ Sáu hàng tuần. 
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
  • Hotline: 0987853793.
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Danh sách bác sĩ hợp tác sẽ khám và tư vấn điều trị bệnh chuyên khoa Mạch Máu tại Bệnh viện Quốc tế City:

    1. Ths.BS Dương Đình Bảo
    2. TS.BS Phạm Minh Ánh
    3. BS.CK2 Đặng Hanh Tuấn
    4. Ths.Bs Trịnh Vũ Nghĩa
    5. Ths.Bs Lê Đức Tín

Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý