Giãn tĩnh mạch: diễn biến âm thầm nhưng có thể gây tàn phế

2019-07-24 03:16:29

Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời bệnh trở nặng có thể gây hoại tử chi thậm chí tử vong.

TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ Khoa Can Thiệp Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City cho biết, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch dẫn đến chân bị phù to gấp 3 lần bình thường, nhiễm trùng mô tế bào, dịch và mủ ở chân tự chảy ra do bị ứ đọng nhiều. Nếu không can thiệp, điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng nặng tái diễn, nguy cơ đoạn chi là rất cao.

Thời gian qua, bệnh viện Quốc tế City tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đến thăm khám và điều trị. Trong đó, có những trường hợp phẫu thuật kịp thời tránh nguy cơ đoạn chi. Đó là trường hợp nữ bệnh nhân 54 tuổi tại TP HCM được can thiệp laser điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, thoát nguy cơ đoạn chi vì viêm mô tế bào.

Bệnh nhân cho biết sống trong cảnh chân phù nề, đau đớn 30 năm nay. Trải qua nhiều lần phẫu thuật nhưng chân vẫn không bớt đau, luôn sưng to, đầu gối sưng phù khó co duỗi, đi lại khó khăn. Mới đây bệnh nhân đến Bệnh viện Quốc tế City trong tình trạng chân phù nề nặng, đau nhức không thể đi lại. Chân có dịch và mủ rất nhiều.

Sau khi phẫu thuật can thiệp kịp thời tình trạng bệnh đã hồi phục, đi lại bình thường, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

 

TS.BS Phạm Minh Ánh – Khoa Mạch máu Bệnh viện Quốc tế City.

Các bác sĩ quyết định tiến hành can thiệp laser để điều trị suy tĩnh mạch. Đây là phương pháp ít xâm lấn điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả hàng đầu hiện nay, có khả năng loại bỏ hầu hết các triệu chứng như đau nhức, nặng nề, nổi gân xanh. Bệnh nhân không có cảm giác đau đớn, xuống sức như khi phẫu thuật.

Bệnh biểu hiện từ mức độ nhẹ như giãn các tĩnh mạch trong da, giãn các tĩnh mạch nông cho đến mức độ nặng như phù chân, đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút, các biến đổi da, loét do nguồn gốc tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị kết hợp là sử dụng vớ y khoa, chích xơ tĩnh mạch.

Có 2 giai đoạn của bệnh giãn tĩnh mạch:

Giai đoạn 1: Suy tĩnh mạch

Bệnh tiến triển qua 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là suy tĩnh mạch, sau đó là giãn tĩnh mạch do hiện tượng viêm thành tĩnh mạch và trào ngược dòng máu trở về tim lâu ngày làm cho tĩnh mạch bị giãn ra, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu thường thấy là cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát, chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm, sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối, giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân và đau nhức, tê mỏi chân.

Giai đoạn 2: Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là giai đoạn nặng, đã có biến chứng của suy tĩnh mạch. Trong thời kỳ này người bệnh thường nhận thấy tĩnh mạch nông và xuyên nổi ngoằn ngoèo dưới da, đôi khi to bằng ngón tay cái; đôi lúc có hiện tượng viêm và thuyên tắc tĩnh mạch kèm theo.

Một số những trường hợp khác bệnh tiến triển nặng hơn gây loét da do thiếu dinh dưỡng phía dưới cẳng chân rất khó lành, mặc dù điều trị rất tích cực.

Người dân cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu sớm của bệnh suy tĩnh mạch.

Hạn chế suy giãn tĩnh mạch bằng cách nào?

Người dân có thể hạn chế suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch như: đi bộ tập thể dục đều đặn, tránh đứng một chỗ quá lâu, kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm, hạn chế mặc quần áo bó sát. Nếu mới xuất hiện bệnh, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên; áp lực của vớ sẽ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, giúp đưa máu về tim, giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông. Khi tĩnh mạch phồng to lan khắp chân, phù chân, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp như điều trị bằng laser, chích xơ…

Trường hợp thấy dấu hiệu bất thường như: chân phù nề, đau đớn, đi lại khó khăn đó là biểu hiện bệnh ở giai đoạn nặng cần đi khám ngay tại các chuyên khoa mạch máu để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch

Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị, từ việc bắt đầu bằng thay đổi sống và làm việc đến việc thay đổi chế độ dinh dưỡng với nhiều chất xơ, vitamin C giúp bền thành tĩnh mạch chống hiện tượng viêm; đến sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tĩnh mạch và vớ áp lực là những phương pháp điều trị cơ bản.

Nếu bệnh nhân nặng hơn thì nên sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như chích xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt, đến điều trị bằng các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch: Đốt tĩnh mạch giãn bằng sóng cao tần, laser nội mạch hoặc sử dụng chất keo dán sinh học bơm dán thành tĩnh mạch lại, các phương pháp này rút ngắn thời gian điều trị, nằm viện, tuy nhiên giá thành hơi cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện thực hiện.
Cuối cùng là phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch bị giãn với tỉ lệ thành công từ 95 – 98%.

Nếu bệnh nhân nặng hơn thì nên sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như chích xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt, đến điều trị bằng các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch: Đốt tĩnh mạch giãn bằng sóng cao tần, laser nội mạch hoặc sử dụng chất keo dán sinh học bơm dán thành tĩnh mạch lại, các phương pháp này rút ngắn thời gian điều trị, nằm viện, tuy nhiên giá thành hơi cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện thực hiện.

Cuối cùng là phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch bị giãn với tỉ lệ thành công từ 95 – 98%.

Lịch khám tháng 07 của BS Khoa Mạch Máu

Bác sĩ phụ tráchThứ baThứ sáuThứ baThứ sáuThứ ba
16/0719/0723/0726/0730/07
BS Dương Đình Bảo    
TS.BS Phạm Minh Ánh    
BS Đặng Hanh Tuấn    
Ths.Bs Lê Đức Tín    

TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý