Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nhiều giai đoạn, cấp độ. Về lâm sàng bệnh chia các cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng từ C0 đến C7 (từ nhẹ đến nặng), nặng nhất là cấp độ C7 tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện được sớm và điều trị đúng. Hiện còn rất nhiều quan niệm chưa đúng về suy giãn tĩnh mạch khiến quá trình điều trị hiệu quả trở nên khó khăn hơn.

Suy giãn tĩnh mạch chỉ có ở người già

Đây là quan niệm rất sai lầm. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, cộng thêm chế độ dinh dưỡng không hợp lý với những đồ ăn nhanh nhiều chất béo, khiến người có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng tăng. Có những bệnh nhân mới ngoài 30 đã có các biểu hiện như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… tuy nhiên đến sáng hôm sau những dấu hiệu này lại biến mất khiến người bệnh chủ quan.

Nhiều trường hợp người bệnh có thêm các triệu chứng như ngứa lại tưởng mình bị mắc bệnh da liễu, hoặc đau lại tưởng mình bị khớp…. Chữa mãi không khỏi, chỉ đến khi bệnh nhân gặp được bác sĩ tim mạch hoặc mạch máu mới được phát hiện đúng bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi âm thầm. Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì không có biểu hiện trên da, có khi họ không biết mình bị bệnh.

Người trẻ tuổi, người làm văn phòng vẫn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

Tự điều trị mà không tìm đến bác sĩ

Bác sĩ Khoa Mạch máu chia sẻ, bệnh nhân khi thấy các triêu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức chân, nặng chân mỗi khi đi lại cho rằng mình bị bệnh giãn tĩnh mạch, họ "tự điều trị" bằng cách kiêng đi lại để bệnh không nặng thêm. Nhưng đây là một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải, vì càng không vận động hệ tĩnh mạch càng suy yếu hơn. Hay bệnh nhân thấy đau nhức lại ngâm chân nước nóng, điều này không tốt bởi khi đó thành mạch giãn, làm tăng áp lực máu trong tĩnh mạch, thậm chí gây cảm giác khó chịu và đau tăng lên. Lời khuyên của các chuyên gia tĩnh mạch với bệnh nhân suy tĩnh mạch là tránh bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng ….

Bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch thường bôi dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm vậy sẽ bớt đau. Nhưng đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra làm cho các van tĩnh mạch bị hở nhiều hơn, tăng dòng máu chảy ngược, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to do tăng ứ đọng máu, làm cho tình trạng đau nhức và khó chịu ở chân tăng.

Bôi dầu nóng không thể điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Phòng suy giãn tĩnh mạch không khó

Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá, có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe…. Nếu là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân cũng có thể làm động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân… Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ …. Khi có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế điều trị tích cực hơn.

Khám miễn phí suy giãn tĩnh mạch vào thứ Ba, thứ Sáu

Bệnh viện Quốc tế City đang triển khai chương trình "Tri ân khách hàng - Tặng 2000 lượt khám miễn phí" cho khách từng khám tại bệnh viện. Hãy đăng ký khám miễn phí qua số 0987853793.

Theo đó, quý khách sẽ được các bác sĩ hàng đầu về bệnh lý mạch máu khám, kiểm tra. Đội ngũ bác sĩ mạch máu hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, là bác sĩ hợp tác tại Khoa Mạch máu Bệnh viện Quốc tế City.

  • Đối tượng: Khách từng khám tại Bệnh viện Quốc tế City.
  • Lịch khám: 8h30 - 12h00 thứ ba và thứ sáu hàng tuần.

Đăng ký khám miễn phí tại Khoa Mạch máu.

TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/