Tuổi Trẻ - Nếu biết được tỷ lệ tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ, chắc hẳn những người sắp bước vào ngưỡng tứ tuần sẽ phải 'rùng mình'.
Năm 2018, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếc nuối vì sự ra đi của hai bác sĩ nam đang trên đỉnh cao sự nghiệp, đột quỵ não khi mới ngoài 40 tuổi. Trước đó, tháng 6/2018, thầy giáo Phạm Quốc Tuấn (38 tuổi, Cà Mau) đang chuẩn bị vào phòng coi thi cũng than mệt, rồi đột ngột ngã xuống bất tỉnh, tử vong trên đường đi cấp cứu.
50% bệnh nhân đột quỵ sẽ tử vong, 70% số người sống sót cũng không thể trở lại làm việc bình thường. Những hệ quả khôn lường này dấy lên hồi chuông cảnh báo, bước vào tuổi 40 nhất định phải chuẩn bị tâm thế phòng bệnh từ xa. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, song để dễ nhớ, có thể tóm gọn bằng nguyên tắc sau.
F.A.S.T và 4 dấu hiệu sống còn
Người Mỹ dùng nguyên tắc F.A.S.T để ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Đây là từ viết tắt của Face (mặt), Arms (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Nếu thấy mặt lệch một bên khi đang cố gắng mỉm cười, một cánh tay thấp hơn khi cố gắng giơ cả hai tay lên, nói lắp hoặc phát âm kỳ lạ một câu đơn giản, cần gọi người thân đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Hãy nằm lòng nguyên tắc đã được Việt hóa:
"MÉO CƯỜI, NGỌNG NÓI, XUÔI TAY,
MAU GỌI CẤP CỨU, ĐI NGAY, ĐỪNG CHỜ."
Thời gian cấp cứu đột quỵ được tính bằng giây. Chần chừ mỗi phút, 2 triệu tế bào não sẽ chết mà không có cách nào hồi phục được. Cấp cứu trong 3 giờ vàng kể từ khi ngã xuống sẽ cho cơ hội sống cao hơn và đảm bảo được khả năng vận động.
10 dấu hiệu nhận biết khác
Trong đột quy, một mạch máu tắc nghẽn có thể làm giảm lượng oxy đến mắt, gây ra các vấn đề về thị lực như nhìn 1 hóa 2, đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực một mắt...
Không ít bệnh nhân bị đột quỵ ngay trong giấc ngủ. Nếu thức dậy với cánh tay hoặc chân bị tê, yếu rã rời mà không hết trong vài phút, đừng chờ nó qua đi, hãy gọi "115" ngay. Nguyên nhân do lưu lượng máu động mạch chạy dọc từ cột sống lên đầu bị giảm, gây tê yếu một bên cơ thể.
Xây xẩm, chóng mặt, đau nửa đầu hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy... cũng là những triệu chứng bất thường cần chú ý. Các hiện tượng này có thể do nghẽn mạch máu, cắt đứt hoặc chặn lưu lượng máu đến não, gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Có khoảng 10% số người lên cơn đột quỵ thực sự trong vòng 48h sau khi bị TIA và rất nhiều người khác đột quỵ sau đó 3 tháng.
Ths.Bs Trần Thị Mai Thy đang tư vấn cho người dân về "Đột quỵ ở người trẻ".
Ths.BS Trần Thị Mai Thy - Khoa Nội-Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Quốc tế City cũng đưa ra lời khuyên nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện và ngăn ngừa sớm bệnh đột quỵ, có biện pháp phòng chống kịp thời, nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra, cần giữ cân nặng hợp lý, thực hiện chế độ ăn giảm chất béo - giảm lượng muối trong khẩu phần ăn -, tăng cường các chất rau - trái cây, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày, mỗi tuần ít nhất 3 lần).
XEM GÓI TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ TẠI ĐÂY.
Xem thêm các Gói tầm soát khác
Mọi thắc mắc về các gói dịch vụ của Bệnh viện Quốc tế City, Quý khách vui lòng liên hệ hotline (028) 6280 3333, máy nhánh: 8424 hoặc 8402 để được tư vấn.
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.
Website: www.cih.com.vn.
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Fanpage City Plus - Hội chẩn lại kết quả bệnh án: https://www.facebook.com/CityPlusHoiChanLaiKetQuaBenhAn/