Thứ năm, 24/01/2019

Với sự bùng phát dịch bệnh vẫn đang không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây của mình, sởi đã khiến các bố mẹ không ngừng lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với các bé dưới 5 tuổi. Với sự bùng phát dịch bệnh vẫn đang không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây của mình, sởi đã khiến các bố mẹ không ngừng lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu bạn vẫn chưa thực hiện việc tiêm phòng sởi cho trẻ, hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây và tiến hành đăng ký tham gia tiêm phòng sởi để tạo nên tấm khiên sức khỏe vững chắc bảo vệ trẻ.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Bệnh sởi tăng ở mức báo động

Gần 150 trẻ đã tử vong chỉ trong thời gian ngắn khi dịch sởi bùng phát vào năm 2014. Nhưng không dừng lại ở đó, tỉ lệ gia tăng của dịch sởi đến năm 2018 lại đột biến đáng kể – gấp 22 lần so với năm 2017. Cả nước ghi nhận con số đáng quan ngại với gần 8.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 1.700 ca dương tính, 2 người tử vong ở Hưng Yên và TP.HCM.

Được biết, tình trạng quá tải giường bệnh điều trị sởi tại các bệnh viện đang xảy ra dù chỉ vừa ở tháng đầu tiên của năm mới. Theo báo cáo, những địa phương đang có số ca mắc sởi cao nhất tại khu vực Đông Nam Bộ chính là: TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Những số liệu trên đã báo động khẩn cấp về tình trạng phức tạp của dịch sởi đang được diễn ra như thế nào - đặc biệt là ở trẻ em.

Đáng quan ngại và dễ lây lan

Bệnh sởi rất dễ lây đối với trẻ dưới 5 tuổi và chủ yếu thông qua đường hô hấp. Khi trẻ hít phải những hạt nhỏ li ti có chứa vi rút sởi từ người bệnh thải ra khi đang nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Cũng như vô tình chạm trúng những hạt chứa mầm bệnh ấy rồi đưa tay lên mũi hay miệng thì trẻ cũng sẽ bị lây bệnh.

Những nơi công cộng, đặc biệt trường học là một nơi lý tưởng để cho vi rút sởi lây lan nếu có mầm bệnh tại đây. Với khả năng lây lan mạnh trên diện rộng của mình, một người mắc sởi có thể lây nhiễm cho 20 người khác. Đây là một sự lo lắng không nhỏ khi biết được môi trường xung quanh của trẻ luôn có những nguy hiểm ẩn mình đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Mặt khác, số ca mắc sởi ghi nhận tại các bệnh viện cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị.

Những biến chứng nguy hiểm

Phụ nữ mang thai và thai nhi: Sởi thường tập trung vào nữ giới từ 25 - 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu không tiêm ngừa kèm hệ thống miễn dịch thấp, vi-rút sởi có thể qua cuống rốn trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi của mình. Đối với những trường hợp chưa có kháng thể vi rút sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao, lên tới hơn 90%. Thai nhi khi bị lây nhiễm, có thể dẫn đến tình trạng phát triển chậm, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non.

Trẻ em: Sởi để lại các biến chứng không hề đơn giản ở trẻ nhỏ, với cấp độ nhẹ như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm xoang và viêm răng lợi,… Đến những biến chứng nguy hiểm được lưu ý đầu tiên là viêm phổi. Từ mức độ nhẹ đến nặng của viêm phổi, trường hợp tử vong có thể xảy ra nếu không cấp cứu kịp thời, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, biến chứng viêm não – màng não ở trẻ là điều cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của trẻ nhỏ và đã có trường hợp tử vong xảy ra.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất - Tiêm phòng sởi

Trong số 2.000 trường hợp mắc bệnh sởi tại TP.HCM trong năm 2018, ngoại trừ những trẻ dưới 9 tháng tuổi, 95% bệnh nhân mắc sởi còn lại đều không được tiêm chủng. Đây chính là lỗ hổng khiến bệnh sởi gia tăng nhanh. Nắm được rõ nguyên nhân để giải quyết vấn đề từ đâu, giải pháp phòng ngừa sởi bằng phương pháp tiêm phòng vắc xin đã được đề ra bởi những hiệu quả mang lại của nó. Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm vi rút sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon. 

Biện pháp duy nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi, nếu tiến hành tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ cho trẻ khỏi sởi đạt 85%. Nhiều trường hợp mắc bệnh vì đã quên tái tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Ở mũi lần 2 này, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%, giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc sởi rất cao.

Chính vì thế, việc chủ động tiêm phòng sởi sẽ mang lại những giá trị nhất định cho sức khỏe của trẻ. Nhất là trong giai đoạn cực thịnh của dịch sởi - khí hậu lạnh Đông – Xuân như hiện nay. Đừng để mọi thứ trở thành giá như và hãy luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho những mầm non của tương lai.

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Trung tâm Vaccine & Y học du lịch Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Website: www.cih.com.vn.

FB: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/