2018-10-01 02:44:08

Thứ hai, 01/10/2018 |

Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng và độ tuổi nào dễ mắc bệnh này nhất và cách phòng chống bệnh như thế nào là điều không phải ai cũng hiểu rõ.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Sảnh vui chơi cho bé tại Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng được bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay là:

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã hoặc sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Nhận biết bệnh qua các triệu chứng lâm sàng như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày, thường không có triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
  • Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa?

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Virus lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Liên hệ tư vấn và điều trị:

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.