Lớp học tiền sản: Tầm quan trọng của xét nghiệm trong thai kỳ

2018-06-15 09:26:12

Khi mang thai, không ít mẹ bầu từng băn khoăn với các câu hỏi như: Tại sao phải làm nhiều xét nghiệm? Lợi ích cho mẹ và bé?

  • Thời gian: 9h ngày 24/06/2018.
  • Địa điểm: Lầu 4 – Bệnh viện Quốc tế City (Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân)

Trong khuôn khổ của chương trình: “Những xét nghiệm cần thiết khi mang thai” do Bệnh viện Quốc tế City tổ chức vào ngày 24/06/2018 tới đây tại bệnh viện, các mẹ bầu sẽ được Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề này. Bên cạnh đó, bác sĩ Lê Minh Quang- chuyên khoa Nội Tổng Quát – Tiểu Đường của bệnh viện sẽ chia sẻ thêm một số kiến thức về tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh hướng đến một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.

Ưu đãi đặc biệt

  • Tặng ngay 10% trên tổng giá các gói thai sản và 1 đêm tiền phòng khi đăng ký mua gói tại chương trình).
  • Quà tặng hấp dẫn Mẹ Nhật Nuôi Con của nhà tài trợ Glico.
  • Thực hành yoga bầu với chuyên gia đến từ Trung tâm Yoga hàng đầu Việt Nam Pro Coach.

Cách thức đăng ký

– Đăng ký trực tiếp: https://goo.gl/forms/FfHj4ETetf9fHs6J3 

– Gửi tin nhắn đăng ký trên Fanpage Bệnh viện Quốc tế City.

– Gọi điện thoại đăng ký: 01283 31 31 31

Nội dung chương trình:

  • 8:00 – 9:00 Đón khách.
  • 9:00 – 9:05 Khai mạc chương trình.
  • 9:05 – 9:45 “Các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ”. Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City.
  • 9:45 – 10:00 “Tiểu đường khi mang thai”, Bác sĩ Lê Minh Quang – chuyên khoa Nội Tổng Quát – Tiểu đường.
  • 10:00 – 10:15: Tiệc ngọt
  • 10:15 – 10:45: Tham quan phòng sinh và phòng nghỉ sau sinh.
  • 10:45 – 11:15: Thực hành bài tập Yoga.
  • 11:15 Kết thúc chương trình: tặng quà và chụp ảnh lưu niệm.

Ý nghĩa của siêu âm và xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ

Việc tầm soát, xét nghiệm khi mang thai là giúp các mẹ có thể chăm sóc tốt thai kì cũng như bác sĩ có thể quan sát và quản lý được quá trình mang thai của mẹ, để có thể phát hiện những dấu hiệu, biến chứng xấu ảnh hưởng đến mẹ và bé… từ đó có những phương pháp, cách xử lý, điều trị kịp thời, bảo đảm sự an toàn cho mẹ và bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cứ 1 tháng 1 lần, mẹ bầu sẽ đi khám thai định kỳ và có thể phải tiến hành các cuộc xét nghiệm sau:

Siêu âm: Giúp tầm soát nhiều loại dị tật khác nhau, xác định giới tính bé, vị trí nhau thai, kiểm tra sức khỏe bé từ khi bắt đầu mang thai đến cuối thai kỳ.

Xét nghiệm máu khi mang thai (MarteniT21PLUS): Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, một cuộc kiểm tra được thực hiện để xác định các chỉ số xét nghiệm máu, thông qua đó tìm kiếm dấu hiệu của các hội chứng dị tật thai nhi như down. Xét nghiệm này còn có thể cho biết giới tính của bé con trong bụng.

Chọc ối: Xét nghiệm xâm lấn này thông thường được thực hiện sau xét nghiệm sàng lọc nhằm xác định rõ hơn về tình hình dị tật của thai nhi.

Sinh thiết gai nhau (CVS): Hay còn gọi là xét nghiệm mô thai nhau, lấy mẫu màng nhau, thực hiện để chẩn đoán di truyền, phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Và ở tam cá nguyệt thứ 2 và cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải làm những xét nghiệm nào thêm? Mời các mẹ bầu tranh thủ tham gia lớp học tiền sản ngày 24/06 tại bệnh viện Quốc tế City để được bác sĩ cập nhật nhé!

Tiểu đường thai kỳ

20% thai phụ Việt Nam gặp biến chứng tiểu đường trong thai kỳ nên phải theo dõi kiểm soát đường huyết và ăn uống hợp lý.

Tiểu đường trong thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể đáp ứng với nhu cầu insulin tăng thêm dẫn đến tăng cao đường máu. Bác sĩ Lê Minh Quang, Bệnh viện Quốc tế City cho biết tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát thông qua theo dõi mức đường máu, áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên. Khoảng 10-20% thai phụ bị tiểu đường cần dùng thêm insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn. Sau khi sinh, bệnh nhân không cần dùng insulin nữa.

Nếu tiểu đường thai kỳ không được theo dõi và quản lý tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như trẻ sinh thừa cân, sảy thai, sinh non hoặc thai lưu. Trẻ thừa cân có thể tăng nguy cơ chấn thương lúc sinh, khi mổ lấy thai, sinh bằng forceps, phải săn sóc đặc biệt sau sinh.

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý