Đau bụng là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, côn trùng cắn, ăn uống bất thường, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm, dùng thuốc quá liều, bệnh lý của những cơ quan trong ổ bụng hoặc lân cận hay những vấn đề cần phải nhanh chóng phẫu thuật như viêm ruột thừa, tắc ruột…

Dấu hiệu nhận biết đau bụng ở trẻ

Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể sẽ than phiền với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi trẻ có thể chỉ ra được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù có thể chưa chính xác.

Thông thường cơn đau chỉ thoáng qua và thường ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải hoặc cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

Ói là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ nôn ói nhiều, dịch ói có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

Tiêu chảy thường đồng hành với đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết.

Có thể trẻ sẽ sốt, tuy nhiên sốt không phải là dấu hiệu chỉ ra tình trạng nặng bởi vì đôi lúc trẻ sốt nhưng không do những nguyên nhân trầm trọng trong khi đó trẻ có thể hoàn toàn không sốt nhưng tình trạng của trẻ rất nguy hiểm và cần phải can thiệp tức thì.

Xử trí đau bụng ở trẻ tại nhà

Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên bà mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ.

Cần cung cấp dịch đầy đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi ói hay tiêu chảy nhiều. Không cho bé uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy.

Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.

Có thể cho trẻ dùng những thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Nếu trẻ không sốt, nên hạn chế sử dụng những thuốc với mục đích giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Trong mọi trường hợp trẻ than đau bụng cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City tự hào là một trong những chuyên khoa mũi nhọn với hơn 20 nghìn lượt bé đến khám bệnh, tiêm chủng mỗi năm.

 Đội ngũ bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu về Nhi Khoa:

 💖 𝐁𝐒.𝐂𝐊𝐈𝐈. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧 𝐁𝐚̣𝐜𝐡 𝐇𝐮𝐞̣̂ - Trưởng Khoa Nhi CIH. Bác sĩ Huệ có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại BV Nhi Đồng.

💖 𝐁𝐒.𝐂𝐊𝐈. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐋𝐞̣̂ 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮: 30 năm kinh nghiệm tại BV Nhi Đồng 1. Hiện bác sĩ Liễu là BS Khoa Nhi CIH.

💖 𝐁𝐒.𝐂𝐊𝐈. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧 𝐗𝐮𝐚̂𝐧 𝐓𝐚̀𝐢: BS Khoa Nhi CIH. Bác sĩ Tài có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại BV Nhi Đồng 1.

Đặt hẹn: Tổng đài 028 6280 3333 hoặc 0939 721 668

Bệnh viện Quốc tế City

🏥 Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

☎️ Tổng đài: (028) 6280 3333

🌍 Website: www.cih.com