Có khoảng một nửa trong số chị em phụ nữ khi mang thai gặp các triệu chứng của bệnh dạ dày, một số trường hợp khi đi kiểm tra xét nghiệm lại phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này liệu có nguy hiểm và có cách nào để phòng chống hay không? 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai

Hầu hết các triệu chứng của bệnh lý dạ dày rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ. Khi em bé vừa bắt đầu hình thành cũng là lúc có sự thay đổi của các hormon trong cơ thể mẹ. Những hormon này có tác dụng bảo vệ cho sự phát triển của em bé nhưng lại vô tình gây ra chút phiền toái cho mẹ và một trong số đó là triệu chứng trào ngược giống như bệnh lý dạ dày vậy. Mẹ có thể có cảm giác buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát phần trên rốn, thậm chí một số mẹ bị nôn nhiều còn có cảm giác bỏng rát cổ họng do acid dịch vị gây ra. Hầu hết các triệu chứng này là bình thường trong thai kỳ và không có gì đáng lo, trừ khi mẹ bị nôn nghén quá mức mà ảnh hưởng tới dinh dưỡng của mình và em bé mà thôi. Tuy nhiên mẹ cần cẩn trọng và lưu ý đi thăm khám trong một số trường hợp gợi ý tới bệnh lý dạ dày dưới đây:

  • Có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày trước đây.
  • Có triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị thường xuyên.
  • Nôn ra máu.
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen (lưu ý một số mẹ dùng viên sắt cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân đen).
  • Thiếu máu thiếu sắt mà sau khi bổ sung sắt bằng thuốc vẫn không cải thiện.

Mẹ bầu nào cũng cần có một thai kỳ khỏe mạnh, vui tươi.

Các xét nghiệm chuẩn đoán đau dạ dày khi mang thai

Khi có các triệu chứng kể trên, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là thăm khám bác sỹ sản khoa để đảm bảo rằng thai kỳ của mình vẫn bình thường. Nếu như các dấu hiệu của mẹ gợi ý tới bệnh lý dạ dày bác sỹ sản có thể giới thiệu mẹ thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây mẹ có thể được làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra:

Nội soi: mặc dù kỹ thuật nội soi khá an toàn nhưng dù sao đây cũng là một thủ thuật xâm lấn nên rất hạn chế đối với phụ nữ mang thai. Rất ít các trường hợp mang thai được chỉ định nội soi, trừ khi đó là các trường hợp nặng, có xuất huyết tiêu hóa hoặc các biến chứng khác. Còn lại hầu như nội soi được trì hoãn cho tới khi mẹ sinh xong em bé.

Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp: đó có thể là xét nghiệm máu, test thở, xét nghiệm phân hoặc clotest (nếu nội soi). Trong số các xét nghiệm trên thì khuyến cáo mẹ nên thực hiện test thở C13 vì xét nghiệm này có độ chính xác cao và an toàn. Tại một số cơ sở chưa có điều kiện test thở thì xét nghiệm máu có thể chấp nhận được nếu mẹ chưa từng điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp trước đây. Xét nghiệm phân ít khi được thực hiện ở người lớn do khá bất tiện.

Nhiễm khuẩn HP khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bà mẹ rất hoang mang và lo lắng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm Hp dương tính. Thực chất, Hp dương tính có nghĩa là mẹ đang nhiễm một loại vi khuẩn có tên gọi Helicobacter pylori trong dạ dày. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng cũng có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp có thể mắc bệnh lý dạ dày hoặc các bệnh lý khác ngoài đường tiêu hóa. Ở phụ nữ mang thai, mặc dù không phổ biến nhưng vi khuẩn Hp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiếu máu, chậm phát triển thai nhi, dị tật ống thần kinh, tiền sản giật, sảy thai…

Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?

Các nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang thai vi khuẩn Hp hầu như không lây nhiễm từ mẹ sang con. Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp là qua đường tiêu hóa, khi em bé chào đời và tiếp xúc với mẹ. Nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp trong gia đình, đặc biệt là từ mẹ sang con rất cao, chủ yếu xuất phát từ thói quen mớm thức ăn, hôn trẻ của mẹ. Đây là những thói quen không khoa học các mẹ nên bỏ để không chỉ tránh lây nhiễm khuẩn HP mà còn tránh được nhiều mầm bệnh nguy hại khác cho con.

Cách xử trí khi nhiễm khuẩn HP trong thai kỳ

Khác với các trường hợp nhiễm khuẩn HP thông thường, phụ nữ mang thai không sử dụng được phác đồ tiệt trừ HP do những thuốc trong phác đồ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Giải pháp tối ưu có lẽ là sản xuất được một loại vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ngay từ khi chưa nhiễm HP, tuy nhiên việc phát triển vaccine phòng ngừa Hp rất khó khăn và các nhà khoa học vẫn đang trên con đường hoàn thiện giải pháp này.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đau dạ dày, mẹ bầu hãy chia sẻ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mẹ và bé nhé.

Theo TS.BS Võ Duy Thông, BS hợp tác Khoa Tiêu Hóa Gan Mật Bệnh viện Quốc tế City.

Khoa Sản Bệnh viện Quốc tế City: An toàn và chất lượng

Suốt 6 năm qua, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu. Cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, đội ngũ y bác sĩ tận tâm, đảm bảo sự riêng tư và an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phòng chất lượng cao (VIP) sau sinh tại Bệnh viện Quốc tế City.

Không khí: được đưa vào phòng mổ theo sơ đồ xử lý: Khí trời → Tiệt trùng bằng UV → Bộ tạo áp suất dương → Tiệt trùng bằng UV → Màng lọc HEPA FILTER (có khả năng lọc được hạt bụi 0,3micromet với hiệu suất 99,97 – 99,99%). Khí ra được hút liên tục qua các ô thông gió ở 4 góc tường đảm bảo không khí trong phòng sinh luôn luôn mới.

Áp suất, Nhiệt độ, Độ ẩm: Áp suất là áp lực dương (#10Pa, Pascal = N/m2), 20-25 lượt trao đổi khí/giờ, nhiệt độ yêu cầu trong Phòng sinh 18-22 độ C, độ ẩm từ 55 – 65.

Nguồn nước để rửa tay phẫu thuật: thiết bị lọc của Anios Filter để đảm bảo không có vi trùng.

Kỹ thuật rửa tay: Tất các nhân viên đều được huấn luyện và kiểm tra thực hiện kỹ thuật rửa tay 07 bước theo huấn luyện của Parkway và tuân thủ 05 thời điểm theo khuyến cáo của WHO.

Quy trình vệ sinh phòng sinh: Nhân viên thực hiện lau chùi bằng nước sát khuẩn 6 lần/ ngày trong toàn bộ phòng mổ. Viện Pasteur kiểm nghiệm vi sinh 3 tháng/lần.

Đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh Viện Quốc Tế City luôn được yêu cầu kiểm soát liên tục 24/24 để đảm bảo hạn chế tối đa biến chứng nhiễm khuẩn sau sinh cho thai phụ, đồng thời giúp hồi phục sớm, nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí lưu viện.

Thông tin ưu đãi đặc biệt trong chương trình tiền sản mẹ bầu tham khảo thêm tại đây.

Đến với lớp học tiền sản trực tuyến "Dưỡng thai khỏe mạnh", mẹ bầu sẽ trải nghiệm rất nhiều lợi ích đặc biệt.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (028) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 hoặc 8402) để được tư vấn.

Website: https://cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.