Thức ăn dặm cho bé có cần thêm muối?

2020-03-25 02:52:08

Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con vậy nên mẹ cần đặc biệt chú ý để bé vượt qua tốt giai đoạn này. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu cho dành cho bé. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ cho trẻ phát triển và bước sang giai đoạn ăn dặm.

Vậy giai đoạn này cần cho bé ăn những loại thực phẩm nào? Chế biến thức ăn dặm cho bé có cần nêm thêm muối?

Ăn dặm là gì?

Là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ… Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm thường là khi tròn 6 tháng tuổi. Trong độ tuổi này bé sẽ có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Đây là 1 quá trình khá thú vị nhưng không kém phần khó khăn đối với cả mẹ và bé. Nó là quá trình chuyển tiếp từ chế độ ăn dạng lỏng sang sệt rồi đến lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Chính vì thế mà chúng ta không thể vội vã, phải từ từ thực hiện để bé làm quen và thích ứng dần.

Thức ăn cho bé tập ăn dặm

Phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt… Bên cạnh đó, trong các bữa ăn dặm bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm…

Vì vậy ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (na-tri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Thức ăn dặm cho bé có cần thêm muối?

Thức ăn dặm cho bé cần một lượng muối vừa đủ.

Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:

Nhóm tuổi

Natri (mg/ngày)

Muối (g/ngày)

0 – 5 tháng

100

0,3

6 – 11 tháng

600

1,5

1 – 2 tuổi

< 900

2.3

Tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. 

Chế biến thức ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi có thực sự cần thêm muối?

01 chén cháo thịt bí đỏ 100ml cung cấp cho bé cung cấp cho bé 5.55mg Natri, chưa kể lượng Natri có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.

Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi,… đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

Một số lưu ý khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ

Nêm nếm gia vị vừa phải cho món ăn của trẻ

– Khi mẹ nếm đồ ăn dặm của trẻ thấy vừa miệng của mình có nghĩa là sẽ mặn hơn so với trẻ. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn dặm thấy nhạt là vừa cho trẻ.

Mách nhỏ:

  • Có thể cho phô mai vào thức ăn dặm của trẻ thay cho nước mắm hoặc muối.
  • Nên cho phô mai vào sau khi cho dầu ăn, như vậy, đồ ăn của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, béo và không quá nhạt.

Thời gian khám bệnh Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Trong giờ hành chính: Từ thứ Hai đến thứ Bảy, buổi Sáng từ 7.30-11.30. Buổi chiều từ: 13:00 đến 16:30.

Khám bệnh Nhi ngoài giờ tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế City. Số điện thoại: (028) 6290 1155.

Bác sĩ luôn ân cần, nhẹ nhàng giúp con có tâm lý thoải mái nhất.

Nguồn nhidong.org.vn

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (028) 6280 3333. Máy nhánh 8158 để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý