Phòng ngừa viêm màng não do mô cầu ở trẻ

2020-03-10 07:21:46

Viêm màng não mô cầu là một dạng nhiễm trùng cơ quan sâu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh não mô cầu là phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể do các mạch máu bị tổn thương khiến máu chảy vào da. Viêm màng não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất. Vì vậy phụ huynh cần cập nhật thông tin về bệnh viêm màng não do mô cầu để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

Viêm màng não do mô cầu là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh não mô cầu là một bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Neisseria meningitidis. Khi người bệnh bị não mô cầu, vi khuẩn xâm nhập vào máu và tăng sinh, làm tổn thương các mạch máu trên khắp cơ thể gây chảy máu vào da và các cơ quan có thể dẫn đến phát ban diện rộng.

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi và thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhất. Tình trạng này thường xảy ra cùng với viêm màng não do não mô cầu. Tỷ lệ tử vong đối với bệnh não mô cầu lên tới 40%.

Phụ huynh nên đưa trẻ tiêm vắc-xin viêm màng não mô cầu theo lịch tiêm chủng của Bộ Y Tế.

Triệu chứng của viêm màng não mô cầu

Khi có bất kỳ dấu hiệu dưới đây cần đưa ngay trẻ đến khám vì nếu chậm trễ nguy cơ tử vong cao.

Trong giai đoạn sớm, bệnh não mô cầu gây ra các triệu chứng giống cúm bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, cáu gắt.
  • Tay chân lạnh, đau cơ hoặc khớp.
  • Thở nhanh, buồn nôn hoặc nôn.
  • Viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Đây là tất cả các dấu hiệu ban đầu khi vi khuẩn xâm nhập lớp niêm mạc ở phía sau cổ họng.
  • Phát ban xuất huyết xuất hiện trên da không phai hoặc không mất màu khi ấn vào nốt phát ban. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị phát ban. Trẻ sơ sinh cũng có thể có các triệu chứng khác như thóp phồng và xuất hiện yếu cơ không đều 2 bên.

Nguyên nhân bệnh viêm não mô cầu

Viêm màng não xảy ra khi N.meningitidis xâm nhập vào máu làm tổn thương các mạch máu, gây chảy máu vào da và các cơ quan. Tuy nhiên, người bị nhiễm những vi khuẩn này sẽ không phải lúc nào cũng mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Theo các chuyên gia, các trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu chiếm chưa đầy 1% số trường hợp.

Theo Tổ chức nghiên cứu viêm màng não Canada, có tới 20% số người mang vi khuẩn N. meningitidis ở phía sau mũi và họng mà không có triệu chứng. Tuy nhiên, người mang mầm bệnh có thể truyền vi khuẩn cho người khác.

Vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước bọt, dịch từ mũi hoặc miệng của một người mang mầm bệnh thông qua: Ho, hắt xì, hôn, dùng chung đũa muỗng, thức ăn, sử dụng chung son môi, thuốc lá, hoặc bàn chải đánh răng….

Chẩn đoán bệnh viêm màng não mô cầu

Chẩn đoán bệnh não mô cầu ở giai đoạn sớm còn hạn chế, vì dễ nhầm với một số triệu chứng nhẹ hơn do cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kháng sinh để phòng ngừa nếu nghi ngờ có bệnh viêm màng não mô cầu.

Hầu hết các trường hợp nhiễm não mô cầu gây ra những thay đổi rõ rệt trên da cùng với các triệu chứng khác. Có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh não mô cầu bằng cách kiểm tra sự thay đổi khi ấn nhẹ lên các nốt ban trên cơ thể.

Những người có làn da sẫm màu nên đặc biệt chú ý đến lòng bàn chân và lòng bàn tay hoặc các phần sáng hơn của da nơi phát ban sẽ rõ hơn.

Điều trị viêm màng não do mô cầu

Viêm màng não mô cầu cần điều trị khẩn cấp bằng kháng sinh. Với điều trị nhanh chóng, chính xác và kịp thời thì bệnh não mô cầu ít có khả năng đe dọa tính mạng.

Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngay cả nghi ngờ nhiễm não mô cầu bằng kháng sinh do mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ sốc nhiễm trùng. Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng như hoại thư hoặc tổn thương não. Vì vậy, những người đã tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh não mô cầu cũng có thể cần được điều trị.

Một đợt điều trị kháng sinh kéo dài 24 giờ giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Liệu trình điều trị thường kéo dài trong 7 ngày. Cần áp dụng liên tục và đẩy đủ để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Trong trường hợp nghiêm trọng của bệnh não mô cầu, cả da và mô có thể không được cung cấp đủ lưu lượng oxy gây hoại tử chi. Nếu điều này xảy ra, có thể cần phải cắt bỏ vùng hoại tử hoặc đoạn chi.

Phòng ngừa bệnh não mô cầu như thế nào?

  • Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại bệnh viêm màng não mô cầu, đặc biệt là ở những người có tình trạng miễn dịch bị suy yếu.
  • Giữ thói quen thói quen lành mạnh, chẳng hạn như ngủ đủ giấc và tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị bệnh cũng giúp ích.
  • Những người tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh não mô cầu nên hỏi bác sĩ về thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh.

Vắc-xin phòng ngừa bệnh não mô cầu

Hiện tại Bệnh viện Quốc tế City có chích ngừa vắc-xin cho trẻ em và người lớn. Nếu có nhu cầu chích vắc-xin viêm màng não do mô cầu có thể đến Bệnh viện Quốc tế City để bác sĩ chỉ định tiêm ngừa cho trẻ.

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 6 tháng trở lên.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm thứ nhất từ 6 – 8 tuần.
Không đặt hẹn trướcĐặt hẹn trước giữ thuốc

667.000 VNĐ

(Bao gồm phí khám + tiền thuốc)

800.000 VNĐ

(Bao gồm phí khám + tiền thuốc)

Phí chích vắc-xin Viêm màng não mô cầu.

Khám và chích ngừa trong giờ hành chính: Thứ Hai đến thứ Sáu: sáng 7:30 – 12:00, chiều từ 13:00 – 16:30.

Khám và chích ngừa ngoài giờ: Thứ hai đến thứ bảy: Chiều từ 16:30 – 20:00. Chủ nhật khám buổi sáng 8:00 – 11:30.

Danh sách vắc-xin hiện có tại Bệnh viện Quốc tế City có thể tham khảo thêm tại đây.

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

  • Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
  • ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.
  • Website: www.cih.com.vn.

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 – EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý