2020-03-03 07:49:57
Trong chương trình Livestream City Care – Nhịp cầu sức khỏe của Bệnh viện Quốc tế City, BS.CKII Nguyễn Bạch Huệ đã chia sẻ đến quý khán giả những thông tin quan trọng cha mẹ cần nắm về bệnh tay chân miệng – nguy cơ biến chứng cao nếu không có cách chăm sóc, phòng ngừa phù hợp.
Dưới đây là những chia sẻ của BS Nguyễn Bạch Huệ về bệnh thường gặp ở trẻ em: bệnh tay chân miệng trong chương trình livestream ngày 03/03/2020.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chưa có điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn là bệnh dưới 6 tuổi. Bệnh tập trung nhiều vào tháng 05, tháng 9, tháng 12.
Bệnh do virus đường ruột gây ra. Dấu hiệu ban đầu là trẻ chán ăn, đau họng, nuốt khó. Giai đoạn khởi phát trẻ sốt cao. Tiếp nữa là trẻ có hồng ban bóng nước tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, ở gối, mông… Dấu hiệu khác là miệng lở. Các niêm mạc miệng, lưỡi bị lở.
Hiện nay theo phác đồ của Bộ y tế, bệnh có 4 mức độ: Độ 1 có thể điều trị chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ phải nắm được các dấu hiệu chuyển biến nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế. Dấu hiệu nặng của bệnh là bứt rứt, hôn mê, co giật, giật mình…. Biến chứng của bệnh là suy hô hấp, rối loạn nhịp thở.
Điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay có 4 cấp độ. Cấp độ 1 phụ huynh có thể chăm sóc tại nhà. Nguyên tắc chung là phải vệ sinh miệng, thân thể sạch sẽ. Lưu ý hạ sốt cho trẻ với liều lượng phù hợp với trẻ trong hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Với trẻ bị đau miệng cha mẹ cần chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối pha loãng 0.9%. Thức ăn nên ăn loãng, không quá nóng, quá chua. Khi trẻ khó ăn giai đoạn này cần cho trẻ ăn nhiều bữa từng chút một.
Khi phụ huynh có nghi ngờ tay chân miệng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ xem xét đánh giá tình trạng bệnh của trẻ và điều trị kịp thời. Khi trẻ có sốt, hồng ban, lở lan rộng cần đưa trẻ đến bệnh viện không nên tự ý điều trị ở nhà để bác sĩ theo dõi tránh biến chứng.
BS.CKII Nguyễn Bạch Huệ tư vấn về bệnh tay chân miệng.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
- Phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ. Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay sạch sẽ.
- Những vật dụng cho trẻ hàng ngày như đồ chơi cần rửa sạch bằng xà phòng và nước, phơi nắng đồ chơi cho trẻ.
- Không dùng chung dụng cụ, thức ăn của trẻ mắc bệnh.
- Cách ly trẻ ở nhà ít nhất 7 ngày, không cho trẻ đến trường tránh lây sang những trẻ khác.
Hoạt động mũi nhọn tại Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City
Phòng khám Nhi ngoài giờPhí khám bệnh: 200,000Đ – 300,000Đ/ 1 lần khám, tư vấn. Thời gian khám ngoài giờ
|
Quý khách vui lòng liên hệ:
Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)
- Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
- Điện thoại: (028) 700 3350 – EXT: 1346.
- Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
- Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.