Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Singapore và Bình Định ở Việt Nam. Không phải cha mẹ nào cũng phân biệt được sốt xuất huyết với sốt thông thường nên dẫn đến tư tưởng chủ quan hoặc tự ý điều trị, không có biện pháp phòng ngừa dẫn đến những trường hợp đáng tiếc gây biến chứng nặng nề cho trẻ.

Theo Bình Định CDC, tính đến ngày 18/2/2020, toàn tỉnh Bình Định có gần 700 ca mắc sốt xuất huyết, giảm so với cùng kỳ và giai đoạn cuối năm 2019, tuy nhiên vẫn còn ở mức rất cao. Bệnh nhân sốt xuất huyết xuất hiện tại 108/159 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, huyện Hoài Nhơn vẫn đang là “điểm nóng” với trên 140 ca mắc (chiếm 20% toàn tỉnh); tiếp đến là thị xã An Nhơn trên 100 ca, TP Quy Nhơn 93 ca…

Đặc biệt, tại phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) vừa ghi nhận 1 bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết đã tử vong.

Bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City cho biết, hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ màn, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi. Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Singapore và Bình Định ở Việt Nam.

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt thông thường

Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:

Trong 2-3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người... Lúc này triệu chứng sốt xuất huyết dengue giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, mức độ sốt cao hay thấp tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu, nhiệt độ vượt quá 37.5 độ C là bị sốt, do đó một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ nên không để ý.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Bệnh nhân bắt đầu lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân bắt đầu có các chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen...

Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.

Đối với sốt phát ban, sốt siêu vi khác

Bệnh nhân sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: Ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban...

Có thể thấy, với các đặc điểm sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban…, dễ nhận ra hầu như sốt xuất huyết dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt: các nốt nổi mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi thực hiện căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ.

Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Ngoài ra, khi thấy trẻ sốt hãy đưa đến bệnh viện thăm khám không nên tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh của trẻ ngày càng nghiêm trọng.

Phòng khám Nhi ngoài giờ Bệnh viện Quốc tế City

  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Chủng ngừa.
  • Khám và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt, rối loạn tiêu hóa, tay chân miệng, sốt xuất huyết,…
  • Cấp cứu Nhi: tai nạn, phỏng, chấn thương té ngã, sốt cao co giật, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc...

Trước đại dịch toàn cầu - viêm phổi cấp corona (nCoV), bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho con em mình thật tốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhằm bảo vệ trẻ trước sự tấn công của dịch viêm phổi cấp như hiện nay.

  • Thông thoáng các vật dụng trong nhà, giặt và phơi nắng chăn, mùng mền, gối...
  • Loại bỏ các vật dụng thừa không cần thiết làm nhà chật chội, ẩm thấp.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: tắm rửa mỗi ngày. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi ho, hắt hơi, trước - sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Ăn uống bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chích ngừa đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đưa trẻ đi học, các phụ huynh nên đeo khẩu trang 03 lớp đầy đủ cho trẻ, nên cho trẻ ăn uống tại nhà với các thức ăn bảo đảm vệ sinh, tuân thủ ăn chín, uống sôi. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đi khám tại các cơ sở y tế. 

Phí khám bệnh: 200,000Đ - 300,000Đ/ 1 lần khám, tư vấn.

Thời gian khám ngoài giờ

  • Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
  • Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.
  • Điện thoại: (8428) 6280 3333
  • Hotline: 0987.853.793

 

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 - EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.