2020-02-18 06:23:53
Trẻ em sức đề kháng kém khi gặp môi trường không thuận lợi, thời tiết thay đổi hay chuyển mùa rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp rất đa dạng và khó phân biệt vì thế cha mẹ phải cần chú.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của hệ thống hô hấp, là loại bệnh phổ biến do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp
Phần lớn trẻ bị bệnh hô hấp cấp tính do virus (chiếm tỉ lệ 60%-70%) bởi đa số các virus có ái lực với đường hô hấp và khả năng lây lan dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn.
Ngoài ra còn nguyên nhân khác do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ em, nhất là các nước có khí hậu nhiệt đới và các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế hạn chế, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi.
Trẻ cần được theo dõi và đưa đến bệnh viện nếu có triệu chứng nặng của viêm đường hô hấp.
Khi nào trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Thời tiết có độ ẩm và nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi.
- Dinh dưỡng cung cấp cho trẻ không đầy đủ.
- Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ.
- Trẻ đẻ non, trẻ bị mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, nội tiết, còi xương suy dinh dưỡng…).
Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp
Biểu hiện các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ rất phong phú và đa dạng, các bà mẹ cần chú ý các dấu hiệu chính sau:
- Trẻ xuất hiện mệt mỏi, da xanh, quấy khóc.
- Trẻ ăn hoặc bú kém.
- Ho là dấu hiệu thường gặp nhất sau đó kèm theo sốt, chảy nước mũi, thở khò khè.
- Trẻ có thể có các dấu hiệu nặng: Nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực, tím tái quanh môi, sốt cao gây co giật, bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Cha mẹ cần chú ý:
- Trẻ có sốt và ho hay không.
- Trẻ ăn hoặc bú kém, bỏ ăn bỏ bú.
- Trẻ có nôn, bụng chướng, đi ngoài phân lỏng…
- Trẻ thở nhanh là biểu hiện có viêm phổi, trẻ thở nhanh khi đếm nhịp thở.
- Trẻ có bị kích thích quấy khóc hay ngủ li bì khó đánh thức
Khi có bất kỳ triệu chứng trên thì cha mẹ không thể chăm sóc ở nhà mà hãy đến ngay đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi, kiểm tra.
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?
Lưu ý chỉ khi triệu chứng của trẻ nhẹ và trẻ vẫn ăn uống, vui chơi bình thường mẹ mới có thể để bé chăm sóc ở nhà nhưng cần lưu ý:
Chăm sóc đường thở:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông hoặc hút mũi – miệng, nhỏ nước muối sinh lý 0,9%
Không cần can thiệp nếu trẻ ho ít, vì ho là phản xạ giúp tống chất tiết ra ngoài. Trường hợp trẻ ho quá nhiều gây nôn trớ và mất ngủ có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, dịu bớt cơn ho.
Chăm sóc thân nhiệt: Cặp nhiệt độ xem trẻ có sốt không?
Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Cho trẻ bú tăng cường hoặc uống nhiều nước.
Chăm sóc dinh dưỡng
Trẻ nhỏ cần cho bú mẹ theo nhu cầu. Trẻ lớn cho ăn đủ chất, thức ăn lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhằm duy trì sức đề kháng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt
Chăm sóc vệ sinh
Để hạn chế nguồn lây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến khám cơ sở y tế gần nhất khi:
- Trẻ có các dấu hiệu nặng (đã nêu phần dấu hiệu -triệu chứng ở trên)
- Trẻ sốt cao ≥ 38,50C hoặc có sốt kéo dài >3 ngày.
Phòng bệnh
- Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng.
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường, tránh khói bụi và khói thuốc.
- Cách ly trẻ với người bị mắc bệnh hô hấp.
Lưu ý: Dịch bệnh corona đang làm bố mẹ hoang mang nhưng hiện nay, Bệnh viện Quốc tế City hiện chưa có ca nào nhiễm Covid-19. Đặc biệt, bệnh viện đã triển trai các biện pháp phòng ngừa, sàng lọc bệnh nhân chặt chẽ nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa trẻ đến khám và tiêm phòng nhé.
Thời tiết thay đổi trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Phòng khám Nhi ngoài giờ Bệnh viện Quốc tế City
- Khám sức khỏe tổng quát.
- Chủng ngừa.
- Khám và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt, rối loạn tiêu hóa, tay chân miệng, sốt xuất huyết,…
- Cấp cứu Nhi: tai nạn, phỏng, chấn thương té ngã, sốt cao co giật, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc…
Trước đại dịch toàn cầu – viêm phổi cấp corona (nCoV), bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho con em mình thật tốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhằm bảo vệ trẻ trước sự tấn công của dịch viêm phổi cấp như hiện nay.
- Thông thoáng các vật dụng trong nhà, giặt và phơi nắng chăn, mùng mền, gối…
- Loại bỏ các vật dụng thừa không cần thiết làm nhà chật chội, ẩm thấp.
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: tắm rửa mỗi ngày. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi ho, hắt hơi, trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Ăn uống bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
- Chích ngừa đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi đưa trẻ đi học, các phụ huynh nên đeo khẩu trang 03 lớp đầy đủ cho trẻ, nên cho trẻ ăn uống tại nhà với các thức ăn bảo đảm vệ sinh, tuân thủ ăn chín, uống sôi. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đi khám tại các cơ sở y tế.
Phí khám bệnh:
- Phí tư vấn với bác sĩ: 200,000Đ/ 01 lần khám.
- Phí tư vấn chích vaccine: 300,000Đ/ 1 lần khám, tư vấn.
Thời gian khám ngoài giờ
- Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
- Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.
- Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình.
- Điện thoại: (8428) 6280 3333
- Hotline: 0987.853.793
Quý khách vui lòng liên hệ:
Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)
- Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
- Điện thoại: (028) 700 3350 – EXT: 1346.
- Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
- Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.