Cân nặng, dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất… là những vấn đề được mẹ bầu quan tâm hàng đầu nhưng có rất nhiều câu hỏi mẹ bầu còn băn khoăn như: tăng cân thế nào là đủ? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ăn cho 2 người không đồng nghĩa với việc ăn gấp đôi

Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,...

Tốc độ tăng cân của mẹ trong mỗi tam cá nguyệt phù hợp từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI của người mẹ trước khi mang thai. BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét).

  • Nếu mẹ có BMI trung bình (BMI 18,5 - 24,9 kg/m2), mức tăng cân nên đạt là 10-12kg. 
  • Nếu mẹ bị suy dinh dưỡng (BMI < 18,5kg/m2) cần phải tăng 13 - 15kg. Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.
  • Nếu mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI > 25 kg/m2) cần đạt 7 - 9kg khi mang thai. Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.
  • Trường hợp người mẹ mang song thai: Nên tăng khoảng 16 -20,5 kg.

Dinh dưỡng khoa học là bổ sung đầy đủ các nhóm chất và không phải cứ ăn nhiều là tốt.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 - 2kg mỗi tháng. Mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

Mẹ cần biết rằng, tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng.

Chế độ dinh dưỡng thế nào để đảm bảo đủ năng lượng?

Mỗi bữa ăn của mẹ bầu nên đủ các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ và bé. Tránh tình trạng mẹ chỉ ăn một vài món.

Ăn uống khoa học là ăn đủ bữa chính với đầy đủ các dưỡng chất: đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất... Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ). Cụ thể:

- Tinh bột: Ngày ăn 2-3 chén cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lứt.

- Chất đạm: Bổ sung thịt bò, thịt heo và gà, đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ… để cung cấp canxi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa. Ngoài ra, mỗi tuần nên có 2-3 bữa cá (cá chép, trôi, rô phi, cá hồi…) để bổ sung Omega 3, tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh. 1 tuần có thể dùng 3-4 quả trứng gà ta.

- Vitamin và khoáng chất, chất xơ: Mẹ nên ăn đa dạng rau xanh luân phiên trong tuần, từ những loại rau có màu xanh đậm đến củ quả màu đỏ, vàng tím. Ngoài ra có thể uống thêm nước ép cam, chanh leo, dâu tây, bơ… và các loại sinh tốt khác trong các bữa phụ.

- Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường hoặc ít đường). Ngoài sữa, cần thêm 1,5 - 2 lít nước bao gồm sữa, canh, hoa quả.

Tham gia lớp học tiền sản Dinh dưỡng trong thai kỳ

  • Thời gian: 8h30 Thứ bảy - ngày 28/12/2019.
  • Địa điểm: Lầu 4 Bệnh viện Quốc tế City.
  • Diễn giả: BS.CKI Quách Văn - Khoa Phụ Sản.
  • Hướng dẫn thực hành massage cho bé.
  • Đăng ký: Điện thoại: 0909 802 936. Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 
  • Đăng ký qua link: http://bit.do/lop-hoc-tien-san.

Tham gia chương trình tiền sản để có thêm nhiều thông tin hay về dinh dưỡng trong thai kỳ.

Chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Phụ sảnBệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 - 8402) để gặp nhân viên tư vấn

Website: https://cih.com.vn/khoa-san-phu.html

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/