2019-12-02 02:59:49
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có rất nhiều bệnh thường gặp khiến cha mẹ lo lắng, bối rối không biết nên làm sao. Trong số các bệnh ở trẻ sơ sinh thì bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp là thường gặp nhất.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp cha mẹ cần lưu ý.
Trẻ sơ sinh thở khò khè
Bé bị thở khò khè, em nên cho bé đi khám tại Bác sĩ chuyên khoa Nhi về hô hấp vì liên quan đến đường hô hấp của bé. Lưu ý trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:
- Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.
- Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.
Thở khò khè khiến trẻ ngủ không ngon giấc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tham gia ngay chương trình Sinh con nghĩ dưỡng để tiết kiệm ngay 4.200.000 VND: https://bit.ly/3i5Chue
Chứng rướn người, vặn mình ở trẻ sơ sinh
Theo bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City, bé bị vặn mình là bình thường vì môi trường trong bụng mẹ khác với môi trường bên ngoài, bé chưa hoàn toàn thích nghi được với môi trường ngoài. Nếu hơn 1 tháng mà bé vẫn bị văn mình thì đến khám Bác sĩ để bổ sung thêm vitamin cho bé.
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ thường hay gặp phải ở lứa tuổi từ 5 – 6 tuần tuổi. Đây có thể nói là một hiện tượng sinh lý bình thường, trẻ sẽ hết khi trên 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, thậm chí bé hay giật mình khi ngủ thì mẹ cần phải quan tâm vì điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Có rất nhiều yếu tố sinh lý từ môi trường tác động đến bé khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình như:
- Nơi ngủ không được thoải mái, ấm áp. Có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh.
- Do trẻ đói: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và mỗi lần bú bé chỉ bú được 1 lượng sữa ít. Do vậy, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn (từ 2 – 3 giờ bú 1 lần). Cũng không nên cho bé bú nhiều vì sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.
- Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra ngoài.
- Do môi trường xung quanh không tốt với trẻ như: tã bé bị ướt, mẹ quấn khăn bé quá chật chội,..
Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa
Bé bị trớ sữa là do có khi bé bú nhiều hơn so với thể tích dạ dày nên dễ bị trào ra. Do vậy, mẹ cần phải cho bé bú cách 2-3 tiếng kể cả lúc bé ngủ cũng nên lay dậy để cho bé bú, tránh tình trạng để cho bé quá đói rồi mới cho bú.
Các nguyên nhân gây nôn trớ:
Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc
- Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
- Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ.
- Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay.
- Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt.
Nôn trong bệnh nội khoa:
- Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột.
- Viêm đường hô hấp trên.
- Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ.
- Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin.
- Hội chứng sinh dục thượng thận.
- Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị.
Nôn trong bệnh ngoại khoa:
Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh.
Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen.
Xử trí
- Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.
- Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
- Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
- Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
- Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
- Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi. Trẻ tự đại tiện được, hoặc cha mẹ phải thụt thì thấy phân keo như đất sét, dây, dính và bết. Bụng hơi phình, trẻ khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc, ăn ít hơn, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc hay bị giật mình.
Táo bón cũng làm trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể kém, trẻ chậm tăng cân hơn so với thời điểm không táo bón.
Táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại và gây hại cho trẻ hoặc dẫn đến phình đại tràng thứ phát, bệnh trĩ.
Mẹ bị táo bón, trẻ bú mẹ cũng có thể bị táo bón theo mẹ. Mẹ ăn nhiều gừng, nghệ, uống thuốc bắc, trà vằng, thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi. Trẻ bú sữa mẹ bị nóng và gây táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do bé bị ốm, bị sốt nên ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước, do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, giảm ho chứa codein, uống bổ sung canxi.
Đặc biệt cha mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng, bơm thụt hoặc ngoáy hậu môn làm cho trẻ thụ động khi đại tiện, nhu động giảm, phân chậm di chuyển, táo bón xảy ra nhiều hơn.
Giải pháp:
Chữa táo bón cho mẹ, mẹ cần ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống thêm nước, vận động nhẹ nhàng, hoặc đơn giản là uống chất xơ Natufib chuyên dùng cho táo bón sau sinh. Tạm dừng đồ cay nóng, canxi, sắt, hàng ngày xi và xoa bụng cho trẻ 2 lần đúng giờ, mỗi lần 10 phút hoặc di chuyển hai chân bé như kiểu đạp xe.
Nếu bé đi ị thấy khó khăn, rặn đỏ mặt là do bé bị đau bụng do tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chế độ ăn nhiều rau củ quả để tăng chất xơ giúp bé đi ị tốt hơn.
Chương trình tiền sản “Sẵn sàng chăm sóc bé yêu”
|
Chương trình tiền sản “Sẵn sàng chăm sóc bé yêu”.
Giảm 10% phí khám tại Phòng khám Nhi ngoài giờ
Thời gian khám: Từ 16:30-20:00, thứ Hai đến Thứ Bảy. Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.
Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình.
GỌI 0987853793 ĐỂ NHẬN CODE GIẢM GIÁ TIỀN KHÁM.
KHÁM NHI NGOÀI GIỜ CHỈ VỚI 180.000 VNĐ
Không gian phòng khám Nhi ngoài giờ sạch sẽ, thoáng mát giúp trẻ thoải mái vui chơi.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (8428) 6280 3333
Hotline: 0987.853.793
Website: https://cih.com.vn/