Đau bụng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đôi khi cha mẹ cũng không biết vì sao trẻ lại bị đau bụng và khi nào thì cần đến bệnh viện khám. Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Xem thêm: Giảm 50% các gói khám sức khỏe cao cấp cho trẻ em (kết thúc tháng 10)

Trẻ rất hay gặp các cơn đau bụng. Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài.

Trẻ đau bụng do viêm ruột thừa

Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường quằn quại, trẻ khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho trẻ một cách thuận lợi nhất. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở trẻ hay gặp nhất là viêm ruột thừa.

Thường viêm ruột thừa ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn, ví dụ như: đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ (khoảng 37 - 38oC). Khi khám, trẻ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt điểm ruột thừa rất đau (điểm Mac Burney).

Đừng chủ quan với các cơn đau bụng ở trẻ nhỏ.

Với trẻ dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, do đó rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng cháu khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Một điều mà các nhà ngoại khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ lúc đầu có thể là đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.

Đau bụng tắc ruột do lồng ruột

Lồng ruột ở trẻ cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm, cháu trai gặp nhiều hơn cháu gái, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi. Triệu chứng chính của lồng ruột là: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay.

Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ liều lượng. Cơn đau trong GCOM trẻ lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.

Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.

Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.

Trẻ đau bụng do ngộ độc thức ăn

Trẻ đau bụng cũng còn có thể do ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn là một loại bệnh cấp cứu. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella).

Đau bụng giun ở trẻ cũng là loại hay gặp. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.

Trẻ đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể biểu hiện thông qua việc trẻ chán ăn, nôn trớ, quấy khóc,...

Nguyên nhân có thể do lạm dụng thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Một số loại thuốc kháng sinh đặc biệt dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phụ huynh hay cho con dùng thuốc bừa bãi, khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Nếu bệnh nhân dùng kháng sinh liên tục trong thời gian dài có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn và xảy ra hiện tượng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.

Trong những tháng đầu đời của trẻ, do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn non kém, nên trẻ rất dễ mắc phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, đối với trẻ em, vấn đề tiêu hóa có thể bắt nguồn từ việc phụ huynh lựa chọn thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tâm lý trẻ bất ổn do học tập, thi cử,... Sau này, khi cấu trúc hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện hơn, tình trạng này sẽ thoái lui.

Thấy trẻ đau bụng kèm các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám để điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?

Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy trẻ kêu đau bụng (trẻ lớn) hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ, không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là trẻ giả vờ.

Đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa ngay như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn… Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun…

Phòng khám Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Thời gian khám bệnh trong giờ hành chính

Từ thứ Hai đến thứ Bảy, buổi Sáng từ 7.30-11.30. Buổi chiều từ: 13:00 đến 16:30.

Phòng khám Nhi ngoài giờ

Thời gian khám:

  • Thứ Hai đến Thứ Bảy: Từ 16:30-20:00.
  • Chủ nhật hoạt động buổi Sáng từ 8:30 đến 11:30.

Phòng Khám Nhi Ngoài Giờ đặt tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quốc tế City. Quý khách vui lòng đi hướng cổng cấp cứu để khám bệnh cho con em mình.

  • Điện thoại: (8428) 6280 3333
  • Hotline: 0987.853.793

Phòng khám Nhi ngoài giờ chính thức hoạt động từ ngày 15/11/2019.

Phòng khám Nhi ngoài giờ chính thức hoạt động từ ngày 15/11/2019.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Địa chỉ: Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Cạnh Aeon Mall Bình Tân).

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.

ĐT Phòng Khám Nhi ngoài giờ: 0987.853.793

Website: www.cih.com.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity