2018-04-26 02:14:08
Bên cạnh những sự lo lắng khi mang thai như con có phát triển đúng chuẩn không, mẹ có bị thiếu ối hay dư ối, vị trí nhau thai có bất thường không,… thì ngôi thai cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối của mẹ bầu.
Thông thường, khi thai nhi 32 tuần tuổi sẽ quay đầu, đầu bé nằm trong khung chậu của mẹ, đây là ngôi thai thuận (hay còn gọi là ngôi đầu) và nhiều khả năng mẹ sẽ có thể sinh tự nhiên. Tuy nhiên một số trường hợp không được thuận lợi như vậy, bé có thể xoay phần mông hoặc chân xuống dưới. Trường hợp này người ta gọi là sinh ngôi mông hoặc ngôi ngược.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế với nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc mang thai ngôi mông, lấy máu cuống rốn, lưu trữ tế bào gốc các bệnh trong thai kỳ do các mẹ bầu đặt ra trong khuôn khổ buổi Trải nghiệm tiền sản “Sinh con nay đã khác xưa” do Bệnh viện Quốc tế Ctiy tổ chức.
Một người mẹ hiện mang thai 36 tuần đặt câu hỏi “Mang thai con ngôi mông thì nên sinh thường hay sinh mổ”? Mẹ bầu này cũng cho biết bản thân mong muốn sinh thường nhưng bác sĩ tư vấn mổ; lo lắng sau ca sinh phải nằm trong phòng cách ly những giờ đầu tiên để tiêu hóa hết thuốc kháng sinh; bé không được bú sữa mẹ ngay thời điểm chào đời, phải sử dụng sữa công thức…?
Bác sĩ Kim Xuyến đã tận tình giải đáp: Sinh thường hay mổ phụ thuộc vào chỉ định y khoa bác sĩ. Tuy nhiên, sinh thường bao giờ cũng tốt hơn, do bé đi vào ống sinh dục của người mẹ, được ống sinh dục co bóp lồng ngực, trào hết dịch tiết trong phổi với nang. Bé hạn chế trường hợp ngạt sau sanh. Trong âm đạo của người phụ nữ còn có nhiều chuẩn vi trùng. Em bé sẽ tiếp cận nhiều chuẩn vi trùng có lợi để nâng sức đề kháng.
Mẹ sinh mổ thường là ngôi không thuận (thường bé quay đầu thời điểm 39 – 40 tuần. Nếu tới giai đoạn cuối nhưng bé vẫn là ngôi mông, bác sĩ khuyên người mẹ nên mổ lấy thai. Và trong quá trình khám thai, trọng lượng thai to, bất cân xứng giữa trọng lượng thai nhi và khung chậu mẹ, cũng được bác sĩ tư vấn mổ. Chỉ định mổ chủ động cũng thường gặp khi đa thai hoặc có điều bất thường ảnh hưởng đến tính mạng em bé trong lúc chuyển dạ, người mẹ mang một bệnh lý nào đó…
Đông đúc các gia đình tham gia hội thảo “Sinh con nay đã khác xưa”
Trước câu hỏi của một mẹ bầu về việc cai sữa cho con khi mang thai lần hai như: “Liệu tôi có thể vừa cho con bú và mang bầu? Điều đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng và trẻ chưa kịp lớn?”. Bác sĩ Kim Xuyến giải thích: “Khi người mẹ mang thai, se hoặc kích thích lên đầu ngực có thể tạo nên những cơn co thắt tử cung. Thai vừa đậu chưa bám chặt, dễ dàng xuất ra ngoài, có thể dẫn đến sẩy thai. Đối với thai lớn, cơn co thắt gây ra sinh non. Ở trẻ lớn hơn, một năm tuổi bé đã ăn dặm, sữa mẹ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng như giai đoạn đầu bé chào đời. Và lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng được chuyển vào sữa mẹ”.
Những câu hỏi khác cũng được nhiều mẹ bầu và gia đình quan tâm như “Thai nhi vượt chuẩn, người mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn đươc hay không? Khi thai nhi lớn, ở tuần 37 người mẹ có thể kích sinh cho bé ra đời hay đợi đến tuần 40 để sinh mổ?”
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ thời điểm thai 37 tuần dù là thai ngôi đầu cũng không nên kích thích sanh. Em bé khi sinh nên đảm bảo đủ trong quãng thời gian 9 tháng 10 ngày, trừ trường hợp mang thai ảnh hưởng sức khỏe người mẹ. Thời điểm mổ 37 tuần, dù cho là ngôi đầu đi nữa, trẻ ra đời có thể tăng áp động mạch phổi, suy hô hấp và tử vong”.
Thông tin bệnh viện