2018-12-14 06:13:43
Thứ sáu, 14/12/2018 –
Theo cổng thông tin điện từ Sớ Y Tế Tp.HCM (medinet.hochiminhcity.gov.vn) Đánh giá năng lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của một quốc gia, không chỉ dựa vào chỉ số số giường bệnh tính trên số dân, mà còn một chỉ số quan trọng khác đó là thời gian nằm viện trung bình. Mới đây, TCYTTG khu vực Châu Âu đã công bố thời gian nằm viện trung bình tại các nước ở 2 mốc thời gian: năm 2000 và 2016.
Thời gian nằm viện trung bình tại bệnh viện là một trong những chỉ số cho biết hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế. Thời gian nằm viện ngắn hơn sẽ làm giảm chi phí điều trị nội trú và sẽ chuyển đổi sớm dịch vụ chăm sóc nội trú sang các loại hình ít tốn kém hơn.
Thời gian nằm viện dài hơn có thể là dấu hiệu của sự phối hợp chăm sóc kém, dẫn đến một số bệnh nhân phải chờ cho đến khi phục hồi không cần thiết trong bệnh viện hoặc chờ một kế hoạch chăm sóc dài hạn bên ngoài bệnh viện có thể được.
Số ngày giường bệnh do xuất viện muộn vì nhiều lý do khác nhau tại các nước (2016)
- Mức độ xuất viện bị trì hoãn khác nhau rõ rệt giữa các nước, từ 5 ngày/1.000 dân ở Đan Mạch lên đến 43 ngày/1.000 dân ở Ireland, đây cũng là nước có công suất sử dụng giường bệnh cao nhất (94%) tại Châu Âu.
- Tại Anh, số bệnh nhân bị trì hoãn xuất viện tăng lên đến 60% nếu tính ở thời điểm năm 2000 và 2016, tổng số ngày giường cho sự trì hoãn xuất viện này lên đến 2,25 triệu ngày trong năm 2016 (theo NHS, 2018).
Ngược lại, một số bệnh nhân lại được xuất viện quá sớm, thay vì được tiếp tục ở bệnh viện lâu hơn để có thể đã cải thiện kết quả sức khỏe tốt hơn giảm cơ hội phải nhập viện.
Thời gian nằm viện trung bình cho tất cả bệnh nhân mắc các bệnh lý khác nhau
Trong năm 2016, tại các nước Châu Âu, thời gian nằm viện trung bình thấp nhất (cho tất cả các nguyên nhân nhập viện) là ở Hà Lan, nếu chỉ tính thời gian nằm viện cho chăm sóc điều trị các bệnh cấp tính. Nếu tính đến tất cả các loại hình chăm sóc, thời gian nằm viện trung bình tương đối ngắn ở Bulgaria, Đan Mạch và Thụy Điển. Thời gian nằm viện lâu nhất là ở Pháp, chủ yếu là do thời gian nằm viện để phục hồi chức năng và chăm sóc tâm thần được cung cấp trong các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa. Hungary và Cộng hòa Séc cũng có thời gian lưu trú trung bình tương đối dài, một phần vì nhiều bệnh viện có các đơn vị chăm sóc lâu dài.
Thời gian nằm viện trung bình tại các nước Châu Âu giảm rõ ở thời điểm năm 2016 so với thời điểm năm 2000
Thời gian nằm viện trung bình tại các bệnh viện đã giảm rõ theo thời gian ở hầu hết các nước Châu Âu, từ gần 10 ngày trong năm 2000 xuống dưới 8 ngày trong năm 2016. Có hiện tượng giảm nhanh ở một số nước có thời gian nằm viện tương đối dài trong năm 2000 như Bulgaria, Croatia, Phần Lan, Đức, Latvia, Cộng hòa Slovak và Anh. Ngoài ra, việc giảm thời gian nằm viện trung bình này thường đi kèm với việc giảm số lượng giường bệnh. Ví dụ, ở Phần Lan, giảm 30% thời gian nằm viện trung bình kể tính từ năm 2000 thì số giường bệnh cũng đã giảm xuống gần 50% số giường bệnh tính trên đầu người.
Số giường bệnh trên 1.000 dân ở các nước Châu Âu giảm ở thời điểm năm 2016 so với năm 2000
Thời gian nằm viện trung bình theo từng nhóm bệnh lý
- Thời gian nằm viện trung bình đối với sản phụ sinh thường: dao động từ dưới 2 ngày tại Anh và Hà Lan, đến gần 5 ngày tại Hungary, Croatia và Cộng hòa Slovak. Thời gian nằm viện để sinh thường đã trở nên ngắn hơn ở hầu hết các quốc gia, giảm từ hơn 4 ngày trong năm 2000 xuống còn khoảng 3 ngày trong năm 2016 ở các nước Châu Âu.
Số ngày nằm viện trung bình đối với sản phụ sinh thường tại các nước Châu Âu
- Thời gian nằm viện trung bình sau nhồi máu cơ tim cấp tính: trung bình khoảng 7 ngày ở các nước Châu Âu trong năm 2016, thấp nhất ở Đan Mạch, Bulgaria và Thụy Điển (dưới 5 ngày) và cao nhất ở Đức (10ngày).
Số ngày nằm viện trung bình đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại các nước Châu Âu
- Ngoài những khác biệt về nhu cầu bệnh tật, một số yếu tố khác có thể lý giải sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa các nước như:
- Sự kết hợp giữa số giường bệnh trên dân số ở mức cao cùng với các phương thức thanh toán bệnh viện có thể tác động đến bệnh viện giữ bệnh nhân lâu hơn thay vì cho xuất viện sớm hơn. Hiện nay, một số nước như Pháp, Đức, Ba Lan đã chuyển sang phương thức thanh toán dựa trên các nhóm bệnh có liên quan đến chẩn đoán (DRGs), phương thức thanh toán này có lợi thế là khuyến khích các bệnh viện giảm chi phí cho mỗi lần nhập viện, trong đó có giảm số ngày nằm viện.
- Việc giảm số lượng giường bệnh viện cùng với phát triển các dịch vụ chăm sóc trong cộng đồng có thể rút ngắn thời gian nằm viện trung bình. Thời gian nằm viện thường có thể được rút ngắn thông qua sự phối hợp tốt hơn giữa các bệnh viện và các cơ sở y tế chăm sóc sau xuất viện. Một hạn chế quan trọng ở nhiều nước là thiếu các cơ sở chăm sóc trung hoặc dài hạn cho người bệnh sau khi xuất viện, hoặc thiếu cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà. Nhiều quốc gia như Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy và một phần của nước Anh trong những năm gần đây đã tăng cường năng lực của các cơ sở y tế trong chăm sóc lâu dài và chăm sóc tại nhà nhằm giảm thời gian nằm viện và nguy cơ tái nhập viện.
Chỉ số lưu bệnh 2018 tại Bệnh viện Quốc Tế City (CIH)
Theo kết quả thống kê chỉ số lưu bệnh năm 2018 tại Bệnh viện Quốc Tế City (CIH) cho thấy, mức lưu viện nội trú TB của người bệnh chỉ khoảng 3,4-3,6 (ngày), một trong những Bệnh viện có chỉ số lưu bệnh tương đối thấp trong khu vực và hầu như tương đồng với xu hướng trên thế giới. Bác sĩ John Lucas – Giám đốc Bệnh viện CIH cho biết: “CIH luôn chủ trương nâng cao hiệu quả dịch vụ y tế, đồng thời giảm thời gian điều trị, để đảm bảo mức phí hợp lý cho người bệnh.”
Hãy tiếp tục theo dõi trang thông tin trên website Bệnh viện Quốc tế City để tìm hiểu thêm thông tin y tế, hoặc khi có thắc mắc về bệnh lý hoặc các phương pháp điều trị tại bệnh viện, Quý khách có thể liên hệ:
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
ĐT: (028) 6280 3333 (nhấn phím 0 để gặp tổng đài viên.)
Website: www.cih.com.vn
Fanpage:https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity