Thứ ba, 23/10/2018 |

Điều quan trọng cần nhớ rằng bất kỳ hình thức uống bia rượu và lái xe đều vi phạm luật pháp và có thể đi kèm với hậu quả nặng nề. 

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Minh Quang - Giám đốc điều hành Bệnh viện Quốc tế City  chia sẻ, uống bia rượu và lái xe hay còn được gọi là lái xe trong tình trạng nhiễm độc, là một tình trạng nguy hiểm, cho dù chỉ uống với một lượng rất ít. Nhiều người lái xe dù không cảm thấy có những dấu hiệu cảnh báo nào, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không gây nguy hiểm. Điều quan trọng cần nhớ rằng bất kỳ hình thức uống bia rượu và lái xe đều vi phạm luật pháp và có thể đi kèm với hậu quả nặng nề.

Những người thỉnh thoảng uống bia rượu hoặc bị mắc những rối loạn khi sử dụng bia rượu càng dễ bị nguy hiểm hơn, nhất là uống một số lượng nhiều trong một khoảng thời gian ngắn. Trung bình, chất cồn trong bia rượu sẽ ngấm vào máu sau khi uống xấp xỉ từ 30 phút đến hai giờ. Lúc này, nhịp thở của bạn sẽ chậm lại, và khả năng nhận thúc sẽ trở nên trì trệ.

Ths.Bs Lê Minh Quang khuyến cáo đã uống rượu bia không nên lái xe.

Những nguy hiểm khi uống bia rượu và lái xe

Bất kỳ mức cồn nào trong máu cũng đều có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Để lái xe an toàn, bạn cần sự tập trung, phán đoán và phản xạ nhanh chóng và chính xác trong khi cồn trong bia rượu ảnh hưởng đến tất cả những kỹ năng này của bạn.

Làm chậm thời gian phản xạ

Uống bia rượu làm chậm đi thời gian phản xạ của bạn, vì vậy nó tăng nguy cơ dẫn đến tai nạn. Chẳng hạn, khi thấy một người đi ngang đường bất ngờ cần phải phanh (thắng) xe gấp, não của bạn sẽ mất một khoảng thời gian lâu hơn để đưa ra quyết định.

Giảm khả năng phối hợp

Khi uống nhiều bia rượu, các kỹ năng phối hợp vận động giữa mắt, tay và chân của bạn bị ảnh hưởng. Những dấu hiệu thể hiện tình trạng này bao gồm đi loạng choạng hoặc không thể đứng thẳng. Khi uống quá nhiều, thậm chí bạn còn không thể ngồi được vào trong xe hay tìm cách nổ máy.

Giảm mất sự tập trung

Trong lúc lái xe, bạn cần phải tập trung để chạy xe đúng làn đường, kiểm soát tốc độ, dừng đèn giao thông hay tránh các phương tiện giao thông khác. Uống bia rượu, dù ở mức độ nào, đều có thể ảnh hưởng lên khả năng tập trung của bạn. Vì bị mất đi khả năng tập trung trong khi phải thực hiện việc lái xe đòi hỏi tập trung vào nhiều điều khác nhau, nên bạn rất dễ gây ra tai nạn.

Giảm tầm nhìn

Khi uống nhiều bia rượu, bạn thấy mắt mình bị mờ đi là do ảnh hưởng của chất cồn trên sức nhìn của bạn, thậm chí bạn không thể điều khiển mắt mình. Khi sức nhìn giảm, bạn không thể đưa ra những phán đoán chính xác về khoảng cách giữa xe của bạn và các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường. Thêm vào đó, bạn chỉ thấy được rõ ở hướng nhìn thẳng mà không nhìn rõ những vật thể xung quanh.

Nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra khi người cầm lái có "hơi men".

Giảm đi khả năng phán đoán

Khi điều khiển xe, khả năng phán đoán của bạn đóng vai trò rất quan trọng để giúp đưa ra các quyết định xử lý. Chẳng hạn, bạn phải đưa ra những khả năng và tình huống ứng xử trong trường hợp chiếc xe chạy phía trước của mình đột ngột chuyển làn hay rẽ. Khả năng này giúp bạn luôn tỉnh táo và nắm rõ tình trạng xung quanh khi lái xe. Tuy nhiên, khả năng này bị giảm đi khi bạn uống bia rượu.

Các mức nồng độ cồn trong máu ảnh hưởng đến khả năng lái xe

Giới hạn mức độ cồn trong máu mặc dù theo qui định là 0.05%. Tuy nhiên, bia rượu có thể ảnh hưởng ở bất kỳ mức độ nào, hay nói cách khác, đừng bao giờ lái xe sau khi uống bia rượu vì điều đó đặt bạn và người khác vào nguy hiểm.

  Nồng độ cồn trong máu 0.02

Giảm khả năng phán đoán, tăng sự thư giãn, tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể, thay đổi khí sắc, giảm chức năng về thị giác, mất khả năng điều phối đa nhiệm.

  Nồng độ cồn trong máu 0.05

Giảm khả năng phán đoán nhiều hơn, hành vi cường điệu, thiếu sự phối hợp, giảm khả năng phát hiện các vật thể dịch chuyên, mất đi sự tỉnh thức, mất đi sự ức chế, giảm kiểm soát các nhóm cơ nhỏ, giảm tốc độ phản ứng

  Nồng độ cồn trong máu 0.08

Giảm sự phối hợp vận cơ, mất đi khả năng phán đoán, mất đi lý trí, mất khả năng kiểm soát, mất trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng tập trung, giảm khả năng kiểm soát tốc độ, giả năng lực xử lý thông tin

  Nồng độ cồn trong máu 0.10

Phối hợp kém, thời gian phản ứng chậm, giảm khả năng điều khiển phương tiện, giảm khả năng giữ cho phương tiện chạt đúng làn đường và sử dụng phanh (thắng) đúng lúc, nói không rõ

  Nồng độ cồn trong máu 0.15

Mất thăng bằng nghiêm trọng, gần như không thể kiểm soát cơ lực, nôn ói, khả năng xử lý thông tin nghe nhìn bị giảm sút, giảm sự chú ý nghiêm trọng trong việc điều khiển xe.

Khi nào có thể lái xe an toàn sau khi uống?

Mức cồn trong máu thông thường tăng đến mức cao nhất sau 3 giờ bạn dung bia rượu. Cơ thể mất trung bình 1 giờ để thải ra khỏi cơ thể lượng cồn từ một đơn vị cồn. Như vậy, bạn cần mất khoảng 6 giờ sau khi uống 3 ly rượu vang hoặc 3 chai bia để có thể lái xe một cách an toàn sau khi uống bia rượu.

Liệu có các nào giúp chất cồn thải ra nhanh hơn?

Nhiều người cho rằng uống cà phê, uống nước chanh, hay tắm sẽ giúp giảm ảnh hưởng của chất cồn nhanh hơn. Thực tế thì không đúng, chỉ có thời gian.

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 8494.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/