Tiêm filler: Cẩn thận kẻo lợi bất cập hại

2018-09-28 03:46:42

Thứ sáu, 28/09/2018 |

Một trong những phương pháp làm đẹp thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay là tiêm filler (chất làm đầy) giúp xóa nếp nhăn, tạo làn da tươi trẻ hoặc giúp tạo hình thẩm mỹ mà không cần phẫu thuật.

Dưới đây là những chia sẻ và tư vấn của Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế City về tiêm filler. Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả (đặc biệt là các chị em phụ nữ) sẽ cẩn thận và cân nhắc hơn trước khi sử dụng chất làm đẹp đặc biệt này.

Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội phẫu thuật tạo hình Mỹ, trong năm 2016 tại Mỹ đã có 1,8 triệu trường hợp phẫu thuật phẩm mỹ và khoảng 15,5 triệu trường hợp tiến hành các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. 5 loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất tại Mỹ bao gồm nâng ngực, hút mỡ, phẫu thuật mũi, sửa mí và căng da mặt. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện nhiều nhất tại Mỹ năm 2016 là làm đẹp bằng tiêm filler với 2,6 triệu người Mỹ tham gia.

Nội dung quảng cáo cho rằng tiêm chất làm đầy filler có thể làm tăng kích thước vòng mông, vòng ngực nhanh hơn mà không cần phẫu thuật; tiêm filler còn có thể làm đầy môi, tạo bọng mắt khi cười hay xóa nếp nhăn rất hiệu quả… đã khiến nhiều chị em phụ nữ đua nhau chọn phương pháp làm đẹp này.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra liên tiếp nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler làm đẹp.

Filler là gì

Trước đây, giới phẫu thuật thẩm mỹ chỉ dùng silicone lỏng, tuy nhiên, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 1990 do có nhiều tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.

Filler thường được gọi là chất làm đầy, được dùng để thay thế cho silicone lỏng, là một hợp chất được cấu tạo từ Hyaluronic Acid (HA), cũng là một acid tự nhiên tồn tại trong cơ thể và đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) chấp thuận.

Tại Việt Nam, các chất làm đầy Restylane, Juvederm, Teosyal, Radiess đã được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành.

Cách dùng chất làm đầy filler

Filler thường được sử dụng để độn cằm, nâng mũi, làm môi trái tim, xóa nếp nhăn…bằng cách dùng loại kim chuyên biệt để tiêm vào da một lượng gel rất nhỏ. Ngay sau tiêm, chất gel filler này sẽ tạo thành một khối mô nhân tạo nằm dưới những nếp nhăn để làm da căng hơn như ở các vị trí khóe miệng, vùng trán, đuôi mắt hoặc dùng để độn cằm, tạo đường cong, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi mà không phải sử dụng đến dao kéo.

Thời gian thực hiện thủ thuật thẩm mỹ với filler cũng rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 đến 15 phút. Bác sĩ bôi thuốc tê trước và sau đó tiêm ngay ở vùng cần làm đầy trên da, hoặc cũng có thể tiêm trực tiếp nếu trong sản phẩm này có chất gây tê.

Quy định của ngành Y bắt buộc người thực hiện phải là bác sĩ được cấp giấy phép nhưng vì thủ thuật tiêm filler khá đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiếm tiền nên nhiều cơ sở không giấy phép, không có bác sĩ; đôi khi chỉ là thợ cắt tóc, làm móng…cũng tham gia chèo kéo khách hàng tiêm filler.

Ngoài ra, chất liệu filler cũng bị làm giá trôi nổi trên thị trường với nhiều loại filler, chế phẩm sản xuất filler được rao bán. Những chế phẩm này tuy có cùng công thức cấu tạo từ Hyaluronic Acid nhưng công nghệ chế biến khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau khổng đảm bảo an toàn cho người tiêu dung và rất khó kiểm tra.

Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City.

Biến chứng của tiêm filler

Việc sử dụng sản phẩm filler không rõ nguồn gốc, không chính hãng sẽ rất dễ xảy ra hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu dùng filler chính hãng, đạt chuẩn mà do người tiêm sai kỹ thuật vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng. Filler chính hãng được bác sĩ chuyên khoa có giấy phép hành nghề thực hiện sẽ đảm bảo tỷ lệ an toàn rất cao.

Thường Bác sĩ không cần kiểm tra dị ứng trước khi tiêm filler vì phương pháp này được cho là an toàn, không dị ứng và không hề đau đớn. Tuy nhiện, dù biến chứng của tiêm filler tuy ít gặp nhưng nếu có sẽ rất khó điều trị phục hồi.

Trên thực tế, hiện nay đã có khá nhiều trường hợp khách hàng bị vón cục tại chỗ khi tiêm Filler và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Tiêm filler là một thủ thuật không quá phức tạp nhưng nếu người thực hiện không phải là bác sĩ sẽ không thực hiện mũi tiêm đúng yêu cầu. Vì mức lợi nhuận cao, nhiều nhân viên spa bình thường hoặc có người chỉ được đào tạo qua các khóa ngắn hạn, thực hiện được một vài ca cũng mở dịch vụ tiêm filler cho khách hàng với nguồn thuốc sử dụng trôi nổi khó kiểm soát chất lượng. Do đó, việc xảy ra tai biến là điều rất dễ hiểu.

Tắc mạch:

Tổn thương do chất làm đầy nói chung hay tiêm filler gây ra sẽ cực kỳ nguy hiểm do có thể làm tắc các động mạch nông ở mặt, mà nghiêm trọng nhất là tắc động mạch mắt, khả năng cứu vãn rất khó, dẫn tới mù lòa. Một số trường hợp biến chứng có thể lên tới não bộ rất nguy hiểm. Các trường hợp tai biến đến điều trị tại bệnh viện thường do người tiêm filler chọc mũi tiêm trúng vào mạch máu gây tắc mạch hoặc tiêm quá liều gây nghẽn mạch máu, dẫn đến hoại tử mô. Những ca tai biến này phải điều trị kéo dài, rất khó khăn, không thể phục hồi khuôn mặt như ban đầu mà sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho người phụ nữ.

Nhiễm trùng:

Việc tiêm filler ở các cơ sở thẩm mỹ không chuyên nghiệp hoặc các cơ sở làm chui có khả năng bị nhiễm trùng do quy trình thực hiện không đảm bảo vô trùng, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong.

Một trong những trường hợp gặp biến chứng khi tiêm filler. Ảnh Internet.

Vón cục chất làm đầy:

Đôi khi chất làm đầy, nhất là các sản phẩm trôi nổi chất lương kém, có thể gây viêm da kích ứng hay làm vón cục trên mặt tạo thành nhiều nốt cứng dưới da không tan do canxi hóa lượng thuốc bơm vào.

Môi bị vón cục khi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.

Sốc phản vệ:

Ngoài ra, cũng như tất cả các loại dược phẩm khác, chất làm đầy được bơm vào để xóa nếp nhăn cũng có thể có nguy cơ gây phản ứng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa

Để hạn chế xảy ra biến chứng đến mức thấp nhất, người tiêu dùng các sản phẩm làm đầy nên đến các cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hoạt động chính thức để được khám và tư vấn kỹ về vấn đề dị ứng của bản thân với thuốc hay hóa chất.

Bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng các sản phẩm filler chính hãng được cấp phép lưu hành, thực hiện đúng quy trình vô khuẩn và các thao tác đúng kỹ thuật cũng như theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân sau khi thực hiện nhằm phát hiện sớm các biến chứng để xử lý, tránh gây hậu quả nặng nề khó hồi phục.

Theo Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8191) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/ 

Tiêm filler: Cẩn thận kẻo lợi bất cập hại

Thứ sáu, 28/09/2018 |

Một trong những phương pháp làm đẹp thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay là tiêm filler (chất làm đầy) giúp xóa nếp nhăn, tạo làn da tươi trẻ hoặc giúp tạo hình thẩm mỹ mà không cần phẫu thuật.

Dưới đây là những chia sẻ và tư vấn của Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế City về tiêm filler. Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả (đặc biệt là các chị em phụ nữ) sẽ cẩn thận và cân nhắc hơn trước khi sử dụng chất làm đẹp đặc biệt này.

Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội phẫu thuật tạo hình Mỹ, trong năm 2016 tại Mỹ đã có 1,8 triệu trường hợp phẫu thuật phẩm mỹ và khoảng 15,5 triệu trường hợp tiến hành các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. 5 loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất tại Mỹ bao gồm nâng ngực, hút mỡ, phẫu thuật mũi, sửa mí và căng da mặt. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện nhiều nhất tại Mỹ năm 2016 là làm đẹp bằng tiêm filler với 2,6 triệu người Mỹ tham gia.

Nội dung quảng cáo cho rằng tiêm chất làm đầy filler có thể làm tăng kích thước vòng mông, vòng ngực nhanh hơn mà không cần phẫu thuật; tiêm filler còn có thể làm đầy môi, tạo bọng mắt khi cười hay xóa nếp nhăn rất hiệu quả… đã khiến nhiều chị em phụ nữ đua nhau chọn phương pháp làm đẹp này.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra liên tiếp nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler làm đẹp.

Filler là gì

Trước đây, giới phẫu thuật thẩm mỹ chỉ dùng silicone lỏng, tuy nhiên, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 1990 do có nhiều tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.

Filler thường được gọi là chất làm đầy, được dùng để thay thế cho silicone lỏng, là một hợp chất được cấu tạo từ Hyaluronic Acid (HA), cũng là một acid tự nhiên tồn tại trong cơ thể và đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) chấp thuận.

Tại Việt Nam, các chất làm đầy Restylane, Juvederm, Teosyal, Radiess đã được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành.

Cách dùng chất làm đầy filler

Filler thường được sử dụng để độn cằm, nâng mũi, làm môi trái tim, xóa nếp nhăn…bằng cách dùng loại kim chuyên biệt để tiêm vào da một lượng gel rất nhỏ. Ngay sau tiêm, chất gel filler này sẽ tạo thành một khối mô nhân tạo nằm dưới những nếp nhăn để làm da căng hơn như ở các vị trí khóe miệng, vùng trán, đuôi mắt hoặc dùng để độn cằm, tạo đường cong, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi mà không phải sử dụng đến dao kéo.

Thời gian thực hiện thủ thuật thẩm mỹ với filler cũng rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 đến 15 phút. Bác sĩ bôi thuốc tê trước và sau đó tiêm ngay ở vùng cần làm đầy trên da, hoặc cũng có thể tiêm trực tiếp nếu trong sản phẩm này có chất gây tê.

Quy định của ngành Y bắt buộc người thực hiện phải là bác sĩ được cấp giấy phép nhưng vì thủ thuật tiêm filler khá đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiếm tiền nên nhiều cơ sở không giấy phép, không có bác sĩ; đôi khi chỉ là thợ cắt tóc, làm móng…cũng tham gia chèo kéo khách hàng tiêm filler.

Ngoài ra, chất liệu filler cũng bị làm giá trôi nổi trên thị trường với nhiều loại filler, chế phẩm sản xuất filler được rao bán. Những chế phẩm này tuy có cùng công thức cấu tạo từ Hyaluronic Acid nhưng công nghệ chế biến khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau khổng đảm bảo an toàn cho người tiêu dung và rất khó kiểm tra.

Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City.

Biến chứng của tiêm filler

Việc sử dụng sản phẩm filler không rõ nguồn gốc, không chính hãng sẽ rất dễ xảy ra hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu dùng filler chính hãng, đạt chuẩn mà do người tiêm sai kỹ thuật vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng. Filler chính hãng được bác sĩ chuyên khoa có giấy phép hành nghề thực hiện sẽ đảm bảo tỷ lệ an toàn rất cao.

Thường Bác sĩ không cần kiểm tra dị ứng trước khi tiêm filler vì phương pháp này được cho là an toàn, không dị ứng và không hề đau đớn. Tuy nhiện, dù biến chứng của tiêm filler tuy ít gặp nhưng nếu có sẽ rất khó điều trị phục hồi.

Trên thực tế, hiện nay đã có khá nhiều trường hợp khách hàng bị vón cục tại chỗ khi tiêm Filler và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Tiêm filler là một thủ thuật không quá phức tạp nhưng nếu người thực hiện không phải là bác sĩ sẽ không thực hiện mũi tiêm đúng yêu cầu. Vì mức lợi nhuận cao, nhiều nhân viên spa bình thường hoặc có người chỉ được đào tạo qua các khóa ngắn hạn, thực hiện được một vài ca cũng mở dịch vụ tiêm filler cho khách hàng với nguồn thuốc sử dụng trôi nổi khó kiểm soát chất lượng. Do đó, việc xảy ra tai biến là điều rất dễ hiểu.

Tắc mạch:

Tổn thương do chất làm đầy nói chung hay tiêm filler gây ra sẽ cực kỳ nguy hiểm do có thể làm tắc các động mạch nông ở mặt, mà nghiêm trọng nhất là tắc động mạch mắt, khả năng cứu vãn rất khó, dẫn tới mù lòa. Một số trường hợp biến chứng có thể lên tới não bộ rất nguy hiểm. Các trường hợp tai biến đến điều trị tại bệnh viện thường do người tiêm filler chọc mũi tiêm trúng vào mạch máu gây tắc mạch hoặc tiêm quá liều gây nghẽn mạch máu, dẫn đến hoại tử mô. Những ca tai biến này phải điều trị kéo dài, rất khó khăn, không thể phục hồi khuôn mặt như ban đầu mà sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho người phụ nữ.

Nhiễm trùng:

Việc tiêm filler ở các cơ sở thẩm mỹ không chuyên nghiệp hoặc các cơ sở làm chui có khả năng bị nhiễm trùng do quy trình thực hiện không đảm bảo vô trùng, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong.

Một trong những trường hợp gặp biến chứng khi tiêm filler. Ảnh Internet.

Vón cục chất làm đầy:

Đôi khi chất làm đầy, nhất là các sản phẩm trôi nổi chất lương kém, có thể gây viêm da kích ứng hay làm vón cục trên mặt tạo thành nhiều nốt cứng dưới da không tan do canxi hóa lượng thuốc bơm vào.

Môi bị vón cục khi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.

Sốc phản vệ:

Ngoài ra, cũng như tất cả các loại dược phẩm khác, chất làm đầy được bơm vào để xóa nếp nhăn cũng có thể có nguy cơ gây phản ứng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa

Để hạn chế xảy ra biến chứng đến mức thấp nhất, người tiêu dùng các sản phẩm làm đầy nên đến các cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hoạt động chính thức để được khám và tư vấn kỹ về vấn đề dị ứng của bản thân với thuốc hay hóa chất.

Bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng các sản phẩm filler chính hãng được cấp phép lưu hành, thực hiện đúng quy trình vô khuẩn và các thao tác đúng kỹ thuật cũng như theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân sau khi thực hiện nhằm phát hiện sớm các biến chứng để xử lý, tránh gây hậu quả nặng nề khó hồi phục.

Theo Bác sĩ Lê Đức Thọ, Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Da Liễu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8191) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/ 

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý