Nội soi bàng quang: chẩn đoán các bệnh lý về tiết niệu

2018-08-17 07:47:01

Nội soi bàng quang (cystourethroscopy) là một thủ thuật khảo sát trực tiếp hình ảnh của niệu đạo (niệu đạo trước và sau), và bàng quang.

CHỈ ĐỊNH

Một trong những chỉ định thường gặp nhất đó là tiểu máu (hematuria), tiểu máu đại thể (mắt thường trông thấy) và tiểu máu vi thể (tế bào máu hiện diện trên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cặn lắng nước tiểu).

Và trong một số chỉ định khác như: rối loạn đi tiểu, theo dõi ung thư niệu mạc sau điều trị, loại bỏ dị vật trong lòng bàng quang và hay khảo sát trong tình huống khó khăn như qua ống thông mở bàng quang ra da hay bàng quang ruột non.

Mặc dù, ưu tiên hàng đầu của soi bàng quang là trong chẩn đoán và điều trị những rối loạn của đường tiểu dưới (LUTS), nhưng cũng áp dụng trong hổ trợ cho chẩn đoán và can thiệp điều trị cho đường tiểu trên (UUT).

Nội soi bàng quang đặc biệt cho thấy các hình ảnh phóng đại trong lòng bàng quang hay niệu đạo có liên quan đến những dấu hiệu và triệu chứng bất thường của đường tiểu dưới. Ngoài ra, các mẫu mô và dịch cũng có thể được lấy ra trong lúc soi để đánh giá về mô học và tế bào học.

Qua nội soi bàng quang cũng có thể khảo sát hình ảnh bất thường của đường tiểu trên thông qua việc bơm chất cản quang, hay dùng các dụng cụ chải và rửa để khảo sát mô học và tế bào học vùng này.

PHƯƠNG TIỆN-TRANG THIẾT BỊ

Có hai loại dụng cụ soi: ống soi mềm và ống soi cứng. Mỗi một loại dụng cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuỳ tình trạng bệnh, tuỳ từng bệnh nhân cụ thể mà chọn loại dụng cụ hợp lý.

Đối với ống soi cứng:

  • Do cấu tạo bên trong của ống soi cứng gồm nhiều thấu kính (rod-lens), do đó hình ảnh khảo sát cải thiện rõ nét hơn rất nhiều so với ống soi mềm (cấu tạo bên trong gồm các sợi thuỷ tinh-fiberoptic).
  • Có nhiều kênh để thao tác và đưa dụng cụ.
  • Lòng kênh rộng, dễ dàng tưới rửa, cho hình ảnh rõ nét.
  • Dễ dàng kiểm soát, định hướng khi soi khảo sát.
  • Người soi có thể cầm máy bằng một tay, tay kia dùng để thao tác các việc khác mà không cần đến người phụ giúp.

Đối với ống soi mềm:

  • Bệnh nhân thoải mái, ít đau.
  • Tư thế soi của bệnh nhân không hạn chế.
  • Đưa ống soi dễ dàng trong tình huống khó như: cổ bàng quang cao, tiền liệt tuyến có thuỳ giữa lớn.
  • Do linh hoạt nên khảo sát được toàn bộ bàng quang.
  • Kích thước ống soi dành cho trẻ em: 8-12Fr (French).
  • Dành cho người lớn: 16-25Fr.
  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà nhân viên y tế sẽ chọn kích thước ống soi phù hợp, nhưng ống soi càng nhỏ thì càng ít sang chấn xảy ra.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Điều quan trọng đầu tiên là bệnh nhân không có tình trạng nhiễm trùng niệu (sốt, đau hông lưng, tiểu đục, tiểu mủ, xét nghiệm nước tiểu hay máu có tình trạng nhiễm trùng).

Giải thích tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật, những mục đích cụ thể, những rủi ro và hiệu quả của thủ thuật.

Dùng kháng sinh phòng ngừa trong các tình huống sau:

  • Soi bàng quang có kèm sinh thiết (biopsy).
  • Có đặt ống thông lên đường tiểu trên (ureteral catheterization).

Những bệnh nhân có yếu tố rủi ro cao:

  • Bệnh nhân lớn tuổi.
  • Bất thường đường niệu về mặt cơ thể học.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng corticoid dài hạn.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Nằm viện lâu ngày.
  • Có cấy ghép các vật liệu trong cơ thể.
  • Tình trạng nhiễm trùng tiềm tàng.

Dùng kháng sinh dư phòng trong vòng 24 tiếng hoặc ít hơn trước khi thực hiện thủ thuật, kháng sinh ưu tiên lựa chọn là: Flouroquinolones và trimethoprim-sulfamethoxazole. Tư thế nằm trong soi ống cứng: tư thế sản phụ khoa, tư thế nằm ngửa trong soi ống mềm. Sử dụng gel bôi trơn có kèm thuốc tê để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Đối với soi ống cứng ở người đàn ông, có thể bơm 30ml lidocaine 2% vào trong niệu đạo trước khi soi 20 phút. Hoặc tùy tình huống cụ thể để chọn lựa áp dụng phương pháp vô cảm thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà tốt nghiệp y khoa tại Đại học Y Dược và hoàn thành chuyên khoa I về Tiết niệu trong năm 2005. Sau đó, bác sĩ công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và các BV trực thuộc tập đoàn BECAMEX nơi Bác sĩ được biết đến từ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về tiết niệu.

Học hàm – học vị: Bác sĩ Chuyên Khoa I Tiết niệu

Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà – Khoa Tiết Niệu Bệnh viện Quốc tế City.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City.

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8242) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

Nội soi bàng quang: chẩn đoán các bệnh lý về tiết niệu

Nội soi bàng quang (cystourethroscopy) là một thủ thuật khảo sát trực tiếp hình ảnh của niệu đạo (niệu đạo trước và sau), và bàng quang.

CHỈ ĐỊNH

Một trong những chỉ định thường gặp nhất đó là tiểu máu (hematuria), tiểu máu đại thể (mắt thường trông thấy) và tiểu máu vi thể (tế bào máu hiện diện trên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cặn lắng nước tiểu).

Và trong một số chỉ định khác như: rối loạn đi tiểu, theo dõi ung thư niệu mạc sau điều trị, loại bỏ dị vật trong lòng bàng quang và hay khảo sát trong tình huống khó khăn như qua ống thông mở bàng quang ra da hay bàng quang ruột non.

Mặc dù, ưu tiên hàng đầu của soi bàng quang là trong chẩn đoán và điều trị những rối loạn của đường tiểu dưới (LUTS), nhưng cũng áp dụng trong hổ trợ cho chẩn đoán và can thiệp điều trị cho đường tiểu trên (UUT).

Nội soi bàng quang đặc biệt cho thấy các hình ảnh phóng đại trong lòng bàng quang hay niệu đạo có liên quan đến những dấu hiệu và triệu chứng bất thường của đường tiểu dưới. Ngoài ra, các mẫu mô và dịch cũng có thể được lấy ra trong lúc soi để đánh giá về mô học và tế bào học.

Qua nội soi bàng quang cũng có thể khảo sát hình ảnh bất thường của đường tiểu trên thông qua việc bơm chất cản quang, hay dùng các dụng cụ chải và rửa để khảo sát mô học và tế bào học vùng này.

PHƯƠNG TIỆN-TRANG THIẾT BỊ

Có hai loại dụng cụ soi: ống soi mềm và ống soi cứng. Mỗi một loại dụng cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuỳ tình trạng bệnh, tuỳ từng bệnh nhân cụ thể mà chọn loại dụng cụ hợp lý.

Đối với ống soi cứng:

  • Do cấu tạo bên trong của ống soi cứng gồm nhiều thấu kính (rod-lens), do đó hình ảnh khảo sát cải thiện rõ nét hơn rất nhiều so với ống soi mềm (cấu tạo bên trong gồm các sợi thuỷ tinh-fiberoptic).
  • Có nhiều kênh để thao tác và đưa dụng cụ.
  • Lòng kênh rộng, dễ dàng tưới rửa, cho hình ảnh rõ nét.
  • Dễ dàng kiểm soát, định hướng khi soi khảo sát.
  • Người soi có thể cầm máy bằng một tay, tay kia dùng để thao tác các việc khác mà không cần đến người phụ giúp.

Đối với ống soi mềm:

  • Bệnh nhân thoải mái, ít đau.
  • Tư thế soi của bệnh nhân không hạn chế.
  • Đưa ống soi dễ dàng trong tình huống khó như: cổ bàng quang cao, tiền liệt tuyến có thuỳ giữa lớn.
  • Do linh hoạt nên khảo sát được toàn bộ bàng quang.
  • Kích thước ống soi dành cho trẻ em: 8-12Fr (French).
  • Dành cho người lớn: 16-25Fr.
  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà nhân viên y tế sẽ chọn kích thước ống soi phù hợp, nhưng ống soi càng nhỏ thì càng ít sang chấn xảy ra.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Điều quan trọng đầu tiên là bệnh nhân không có tình trạng nhiễm trùng niệu (sốt, đau hông lưng, tiểu đục, tiểu mủ, xét nghiệm nước tiểu hay máu có tình trạng nhiễm trùng).

Giải thích tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật, những mục đích cụ thể, những rủi ro và hiệu quả của thủ thuật.

Dùng kháng sinh phòng ngừa trong các tình huống sau:

  • Soi bàng quang có kèm sinh thiết (biopsy).
  • Có đặt ống thông lên đường tiểu trên (ureteral catheterization).

Những bệnh nhân có yếu tố rủi ro cao:

  • Bệnh nhân lớn tuổi.
  • Bất thường đường niệu về mặt cơ thể học.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng corticoid dài hạn.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Nằm viện lâu ngày.
  • Có cấy ghép các vật liệu trong cơ thể.
  • Tình trạng nhiễm trùng tiềm tàng.

Dùng kháng sinh dư phòng trong vòng 24 tiếng hoặc ít hơn trước khi thực hiện thủ thuật, kháng sinh ưu tiên lựa chọn là: Flouroquinolones và trimethoprim-sulfamethoxazole. Tư thế nằm trong soi ống cứng: tư thế sản phụ khoa, tư thế nằm ngửa trong soi ống mềm. Sử dụng gel bôi trơn có kèm thuốc tê để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Đối với soi ống cứng ở người đàn ông, có thể bơm 30ml lidocaine 2% vào trong niệu đạo trước khi soi 20 phút. Hoặc tùy tình huống cụ thể để chọn lựa áp dụng phương pháp vô cảm thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà tốt nghiệp y khoa tại Đại học Y Dược và hoàn thành chuyên khoa I về Tiết niệu trong năm 2005. Sau đó, bác sĩ công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và các BV trực thuộc tập đoàn BECAMEX nơi Bác sĩ được biết đến từ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về tiết niệu.

Học hàm – học vị: Bác sĩ Chuyên Khoa I Tiết niệu

Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hà – Khoa Tiết Niệu Bệnh viện Quốc tế City.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City.

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8242) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý