2020-05-07 03:58:32
Thận được biết đến với vai trò lọc máu, thải độc cho cơ thể nhưng thực tế vai trò của thận còn nhiều hơn thế. Vì vậy việc giữ cho “nhà máy lọc nước” được khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa các nguy cơ biến chứng như: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
Chức năng của thận trong cơ thể
Cân bằng lượng nước trong cơ thể, thải bỏ nước thừa và các chất thải hòa tan qua đường nước tiểu.
- Tạo máu, do đó nếu bệnh nhân suy thận nặng sẽ bị thiếu máu.
- Điều hòa chuyển hóa canxi, phospho bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
- Điều chỉnh huyết áp, suy thận sẽ làm huyết áp tăng, đôi khi tăng không kiểm soát.
Thận làm việc liên tục với cường độ cao mỗi ngày giúp cơ thể cân bằng nước và chất hòa tan nhưng bệnh lý thận lại tiến triển hết sức âm thầm. Người bệnh chỉ phát hiện ra bất thường khi suy thận đã nặng. Vì vậy để có thận khỏe mạnh việc làm cần thiết là tầm soát sức khỏe định kỳ để có biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp.
Thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể.
Suy thận cấp và bệnh thận mạn nguy hiểm như thế nào?
Suy thận cấp xảy ra trong thời gian ngắn, có thể phục hồi. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm, các bác sĩ khẩn trương điều trị đúng mức và cho các loại thuốc đầy đủ thì có thể hồi phục hoàn toàn.
Một khi đã chẩn đoán bệnh thận mạn tính, bệnh sẽ kéo dài không bao giờ khỏi. Quan trọng là phải giữ được quả thận đó không bị bệnh nặng thêm, hoặc bệnh lùi một bước. Ngay cả khi ghép thận cũng coi là bệnh thận mạn tính.
Bảo vệ chức năng thận, chúng ta cần làm gì?
Theo BS.CKI. Lê Ngọc Trân, Khoa Nội Thận – Lọc Máu Bệnh viện Quốc tế City, bình thường người bệnh ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe của thận, chỉ khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán mắc bệnh lý về thận thì việc điều trị đã trở nên tốn kém hơn và mất nhiều thời gian cho quá trình điều trị.
Để phòng tránh bệnh thận chúng ta cần ăn uống khoa học, có lối sống lành mạnh, rèn luyện cơ thể bằng cách tập luyện thể thao hàng ngày.
Khi mức độ bệnh ở giai đoạn trung bình cần vận động gắng sức hơn một chút như làm việc nhà, đi bộ nhanh, làm vườn … hoặc những vận động mạnh hơn như chơi thể thao. Tuy nhiên, tùy từng mức độ hay suy các cơ quan mà các bác sĩ có hướng dẫn những mức độ vận động phù hợp và đặc biệt là phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Về chế độ dinh dưỡng, cần uống đủ nước, ít nhất là 1.5 đến 02 lít mỗi ngày, tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu thời tiết lạnh có thể bớt lượng nước lại, nhưng với thời tiết nắng nóng, tập luyện và làm việc ngoài trời nhiều, bạn nên bổ sung nước nhiều hơn so với mức bình thường.
Ngoài ra, bác sĩ Trân khuyến cáo, nên hạn chế tối đa dùng rượu bia và ngừng hút thuốc lá. Chỉ cần ngưng thuốc lá đã giảm được rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh phổi, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
Lưu ý với những bệnh nhân có bệnh nền, bệnh mãn tính
Nếu bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… người bệnh nên đi khám thường xuyên và tuân thủ điều trị theo toa của bác sĩ. Vì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh thận là tăng huyết áp và đái tháo đường.
Với người khỏe mạnh không có bệnh nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh thận mạn tính thì cũng cần tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm.
Bác sĩ Trân nhấn mạnh, trong điều trị, người bệnh nên uống thuốc theo toa của bác sĩ, đừng tự ý đổi thuốc khác cũng như dùng các loại thực phẩm chức năng, thuốc Đông dược theo truyền miệng. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý về thời gian, liều lượng sử dụng và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
BS.CKI. Lê Ngọc Trân Khoa Nội Thận – Lọc máu bệnh viện Quốc tế City.
Tầm soát sức khỏe tổng quát định kỳ
Tất cả mọi người nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ vì bệnh không giới hạn lứa tuổi. Với thận, các xét nghiệm cũng rất đơn giản gồm: xét nghiệm máu, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu… Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thận qua các dấu hiệu:
- Huyết áp tăng.
- Triệu chứng phù: phù mi mắt, phù mặt, thấy rõ khi sáng vừa thức dậy.
- Sưng tay chân, nặng hơn thì thấy chướng bụng vì ứ nước trong ổ bụng, ho, khó thở do nước trong phổi, trong màng tim.
- Nếu bệnh để lâu bệnh nặng hơn sẽ có triệu chứng của thiếu máu, chán ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thực tế biểu hiện của bệnh thận thường không rõ ràng, có thể nhầm lẫn với bệnh khác bởi tăng huyết áp, phù, mệt mỏi… cũng là nguy cơ của những bệnh khác. Vì vậy, để chẩn đoán được chính xác, điều trị hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Khám Nội thận – Lọc máu tại Bệnh viện Quốc tế City
Bác sĩ chuyên khoa Nội thận – Lọc máu của Bệnh viện Quốc tế City có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về thận và thận nhân tạo như: thận tiểu đường, suy thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu, tiểu máu, khám phù. Ngoài ra, các bác sĩ Trung tâm Lọc Máu của bệnh viện còn tư vấn chuyên sâu về dinh dưỡng, vận động cho bệnh nhân cần Lọc máu, Chạy thận nhân tạo và lên kế hoạch điều trị hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân.
Thời gian khám: Sáng thứ Hai đến sáng thứ Bảy (07:30 – 11:30).
Danh sách bác sĩ Khoa Nội thận – Lọc Máu:
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Trung tâm Lọc máu Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (028) 6280 3333.
Website: www.cih.com.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..