Các bệnh lý về thận, tiết niệu vẫn đang tăng cao tại Việt Nam và trên thế giới. Có những triệu chứng của suy thận nhưng không phải ai cũng biết. Vậy những dấu hiệu điển hình của suy thận là gì? Khi nào cần đến tìm gặp bác sĩ?

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Bệnh lý thận tự phát: nguyên nhân này chiếm tới gần 70%, ví dụ như các loại viêm cầu thận mạn tính khác nhau, hội chứng thận hư, viêm thận kẽ mạn tính, sỏi thận và hẹp động mạch thận...

Tăng huyết áp và tiểu đường: bác sĩ vẫn khuyến cáo các bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, thăm khám định kỳ để giữ cho bệnh ở mức độ ổn định, không biến chứng. Thận được tạo thành từ hàng triệu mạch máu, vì vậy nếu lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra xơ cứng mạch máu và tổn thương thận, lâu dần phát triển thành suy thận.

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Tình trạng này là do sự dẫn lưu kém của đường tiết niệu dưới, chẳng hạn như tuyến tiền liệt hoặc khối u mở rộng, niệu đạo hẹp, sỏi niệu đạo, … nếu không được kiểm soát kịp thời, rất dễ gây nhiễm trùng thứ cấp lặp lại, dẫn tới suy thận mạn tính.

Ths.Bs Dương Thị Thanh Tâm - Trưởng Khoa Lọc Máu Bệnh viện Quốc tế City đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.

Triệu chứng của suy thận

04 dấu hiệu rõ ràng của nguy cơ suy thận đó là:

Nước tiểu đổi màu: Trong giai đoạn đầu của suy thận, triệu chứng rõ ràng nhất là thay đổi nước tiểu, sự thay đổi này chủ yếu được chia thành những thay đổi về lượng và màu của nước tiểu. Người bình thường nước tiểu màu vàng nhạt nhưng với bệnh nhân bị suy thận, dù uống ít nước vẫn có thể đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và nước tiểu có màu sậm.

Ngoài ra có trường hợp uống quá nhiều nước với lượng nước tiểu ít, khi ấy ngộ độc nước có thể xảy ra, bệnh nhân suy thận có thể gặp tình trạng nước tiểu màu đỏ và có bọt.

Sưng phù toàn thân: Bệnh suy thận sẽ khiến thận không thể thải nước ra khỏi cơ thể kịp thời nên các triệu chứng sưng cơ thể sẽ xảy ra. Ở giai đoạn đầu, phù có thể chỉ xuất hiện ở bàn chân và mí mắt, với sự tiến triển dần dần của bệnh, sưng phù toàn thân nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Ngứa da: Ở những bệnh nhân bị suy thận tiến triển, urê trong cơ thể không thể được bài tiết từ nước tiểu qua thận. Vì thế mà các urê này bị buộc phải rò rỉ từ lỗ chân lông trên da, gây kích thích và làm ngứa da.

Đau lưng: Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông. Đau lưng do suy thận kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn đau lưng liên tục và thuốc giảm đau là không hiệu quả, nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Đau lưng là một trong những dấu hiệu nguy cơ suy thận.

Phòng ngừa bệnh suy thận

Đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, cần kiểm soát tình trạng của mình, uống thuốc đúng giờ, kiểm soát chế độ ăn uống và thể chất trong phạm vi ổn định.

Để phòng ngừa suy thận, chế độ ăn uống hàng ngày nên kiểm soát lượng muối, tránh ăn nhiều. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây ra bệnh thận về lâu dài.

Duy trì lượng nước uống mỗi ngày đủ. Không phải thấy khát mới uống mà cần uống ít nhất là 1,5 - 2l nước mỗi ngày. Không nên nhịn tiểu hoặc đi tiểu trước khi có nhu cầu cũng là thói quen không tốt cho thận

Khám bệnh lý thận, tiết niệu với chuyên gia

Nếu có nhu cầu khám, điều trị các bệnh lý về thận, tiết niệu quý khách có thể đến Bệnh viện Quốc tế City, Khoa Tiêu Hóa - Tiết Niệu (Lầu 2) của bệnh viện để được các chuyên gia hàng đầu về Thận - Tiết Niệu thăm khám và điều trị.

Đội ngũ bác sĩ Khoa Tiết Niệu có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị chuyên sâu các bệnh lý về đường tiết niệu sẽ giúp khách an tâm với phác đồ điều trị của bác sĩ.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh, Chủ tịch Hội tiết niệu Thận học TPHCM, hệ tiết niệu là hệ rất lớn trải dài tuyến thượng thận, bàng quan, tuyến tiền liệt, niệu đạo, tinh hoàn, cơ quan sinh dục... Vì quá nhiều cơ quan như vậy nên có những bệnh có tỷ lệ mắc cao như: suy thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (có thể lên đến 45%). Đặc biệt ở người lớn tuổi có thể lên đến 50% người mắc bệnh. Ngoài ra còn bệnh sỏi niệu có tỷ lệ mắc bệnh cao, Việt Nam nằm trong "vành đai sỏi" cao. Nguyên nhân do chế độ ăn uống, khí hậu, thời tiết, lối sống...

Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên uống nhiều nước hơn bình thường giúp tống chất độc ra ngoài. Nên đa dạng thức ăn không nên ăn một loại thực phẩm, ngoài ra cần có chế độ tập thể dục khoa học và và PGS Vinh khuyến cáo.

Xem thêm chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity 

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.