PGS Trần Quang Bính tư vấn những điều cần biết về Covid-19

2020-02-12 07:38:30

11h00 trưa ngày 12/02/2020, PGS.TS.BS Trần Quang Bính đã livestream tư vấn và giải đáp những thắc mắc xoay quanh dịch bệnh do virus corona, hay có tên gọi mới là covid-19. Dưới đây là một số câu hỏi nổi bật của độc giả được PGS.TS.BS Trần Quang Bính giải đáp một cách cụ thể.

Virus corona là gì, triệu chứng và đường lây lan của bệnh này như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Virus corona hay còn gọi là nCoV virus không phải là virus lạ mà hàng năm virus này có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Đầu tháng 12/2019, Trung Quốc đã xảy ra tình trạng nhiễm virus gây viêm phổi nặng mà chưa tìm được nguyên nhân do đâu. Đến 31/12/2019, Trung Quốc tìm ra được 1 loại virus cùng giống như virus corona nên gọi ra chủng virus mới của corona gọi là nCoV. Tháng 01/2020, WHO khẳng định đây là tác nhân gây ra viêm phổi đáng quan ngại cho nhân loại toàn cầu. Corona virus gây ra cảm lạnh hàng năm với 4 thế hệ: Alpha, Beta, Gamma và Delta. Trong đó 2 loại đầu gây bệnh cho người với bệnh nặng trước đây như Hội chứng Sars năm 2003. Năm 2016 là Mers-CoV. Đến 2020, người ta gọi là nCoV.

Tác nhân gây bệnh Sars và Mers-CoV từ lạc đà, dơi, con trùng hươu, cáo, mèo sống nơi hoang dã… 

Đường lây của virus nCoV (Covid-19): Lây qua đường hô hấp (giọt bắn). Khi bệnh nhân ho, hắt hơi giọt bắn lây sang người đối diện, hoặc giọt bắn bám vào bề mặt bàn, đồ vật… Khi tay tiếp xúc với bề mặt có virus bệnh đó và đưa lên mặt, mũi gây bệnh. Trường hợp lây qua không khí rất hạn hữu, có thể lây qua nội soi, phun khí dung khi nhân viên y tế làm thủ thuật trên người bệnh… Vì vậy 2 đường chính là lây qua giọt bắn và tiếp xúc trực tiếp.

PGS Trần Quang Bính trả lời thắc mắc về virus corona (covid-19).

Đối tượng, nguy cơ, triệu chứng cao và cách điều trị

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: 

Triệu chứng: Virus lây bệnh qua đường hô hấp nên có các triệu chứng như: sốt, ho, hắt hơi xổ mũi, đôi khi tiêu chảy… Tuy nhiên, khi có những triệu chứng này thì chưa thể khẳng định 100% bệnh nhân mắc corona.

Vì vậy, để chẩn đoán bệnh, sẽ cần tập trung vào: thứ nhất là triệu chứng (ho, sốt, sổ mũi, khó thở). Thứ hai là kết hợp yếu tổ dịch tễ (bệnh nhân có tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc người nhiễm virus corona, có vừa trở về từ vùng có dịch bệnh,…). Dựa vào 2 yếu tố trên sẽ tiến hành cho bệnh nhân xét nghiệm chẩn đoán.

Cách xét nghiệm: lấy dịch tiết từ họng, mũi, lấy máu xét nghiệm (có tính chất bổ sung). 

Về đối tượng: Theo thống kê cho thấy những đối tượng có hệ miễn dịch kém, có độ tuổi từ 30 trở lên và những đối tượng có sẵn bệnh lý nền như: tim mạch, suy thận, tiểu đường… Ngoài ra, những đối tượng tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, tiếp xúc với người mắc bệnh… sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Có điều may mắn là bệnh ít xảy ra với trẻ em nhưng không phải là không có. Hiện đã có trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Việt Nam mắc bệnh.

Với trường hợp lây từ mẹ sang con khi mang thai thì cũng chưa có chứng cứ rõ ràng về nguy cơ lây lan từ mẹ sang con. 

Tuy nhiên, nếu có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt thì có thể chống lại được bệnh tật nói chung, không riêng thì nCoV.

XEM PGS.TS.BS TRẦN QUANG BÍNH GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIRUS CORONA.

Phòng bệnh như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Vấn đề quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với người có biểu hiện đường hô hấp, tránh đến nơi đông người không cần thiết. Trường hợp bắt buộc phải đến nơi đông người thì cần mang khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên. Ăn thức ăn nấu chín, thức ăn sạch, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Khuyến cáo với những người phải đi công tác nước ngoài: Tốt nhất nên tránh đến vùng có ổ dịch. Ví dụ hiện nay hạn chế đến trung Quốc hoặc một số nước có dịch xảy ra. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải đi công tác vì công việc cần tự bảo vệ bằng cách mang khẩu trang khi đến đám đông. Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống vệ sinh, ngủ nghỉ đúng giấc, khoa học nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Nghi ngờ nhiễm virus nCov đến đâu để kiểm tra?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Triệu chứng bệnh của nCoV giống với cảm cúm thông thường nên nếu chỉ có triệu chứng ho, sốt cảm mà đến đòi hỏi xét nghiệm thì phần nào làm các bệnh viện quá tải. Trường hợp có biểu hiện đường hô hấp và có tiếp xúc với người bị mắc bệnh nCoV, đi về từ ổ dịch thì cần làm xét nghiệm cần thiết. Hiện các bệnh viện tiếp nhận xét nghiệm như: bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng TPHCM, bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, viện Pasteur.

Phụ nữ đang mang thai cần lưu ý điều gì?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Cho đến nay chưa có chứng cứ khoa học xác nhận virus corona có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai cần lưu ý là cũng như các virus cúm khác, khi mang thai nội tiết cơ thể thay đổi, sức đề kháng có thể bị suy giảm vì vậy cần chú ý bảo vệ sức khỏe phòng bệnh. Nếu bị nCoV có thể bị sảy thai, sinh non vì vậy cần phòng bệnh: ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh tay,… Hạn chế đi đến nơi không cần thiết.

Bệnh viện Quốc tế City ứng phó như thế nào với dịch bệnh?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Bệnh viện Quốc tế City nhanh chóng ứng phó và tiếp cận kịp thời bằng việc thiết lập phòng khám sàng lọc cho bệnh nhân ngay từ khi bệnh nhân bước vào bệnh viện (đo thân nhiệt, hỏi thăm, kiểm tra triệu chứng sốt, ho…). Sau đó được tư vấn, phát khẩu trang miễn phí. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ đưa bệnh nhân cách ly tại phòng cách ly trong lúc chờ làm kết quả xét nghiệm.

Nếu có nhiều người bệnh, sẽ mở rộng thêm các phòng cách ly ở lầu 5 đảm bảo ứng phó tốt nhất với dịch bệnh Covid-19 này.

Quý vị vui lòng xem thêm phần tư vấn, giải đáp thắc mắc của PGS.TS.BS Trần Quang Bính tại đây.

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 – EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý