Hiểu rõ về nhiễm nCoV để phòng ngừa bệnh tốt hơn

2020-02-03 03:37:19

WHO vừa mới chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV đang ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyeus- Tổng giám đốc WHO- đây không phải thời điểm để lo sợ, để đồn đại, gây hoang mang, mà là thời gian để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học để chúng ta bình tĩnh hơn khi đối diện với vụ dịch.

Thử điểm lại những vụ dịch do Coronavirus trước đây, chúng ta sẽ thấy nCoV có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV. Thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong của MERS-CoV là 34,4% (cho đến tháng 12/2019 có 2499 trường hợp nhiễm bệnh, 861 trường hợp tử vong). Tỉ lệ tử vong do SARS trong vụ dịch 2003 theo WHO ước tính là từ 10,8%. Tỉ lệ tử vong của nCoV cho đến ngày 1/2 là 2,17 % (có 11948 trường hợp nhiễm bệnh, 259 trường hợp tử vong, toàn bộ các truòng họp tử vong là tại Trung Quốc).

Dịch bệnh viêm phổi cấp đang là vấn đề báo động khẩn cấp toàn cầu.

Mức độ lây lan của nCoV nhanh hơn SARS và MERS-CoV, chỉ trong 2 tháng, số người nhiễm bệnh là 11948, vượt quá số người nhiễm SARS trong 9 tháng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là sự lây lan gần như khu trú tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, 98,8% trường hợp nhiễm nCoV là ở Trung Quốc, gần 1/2 là ở tỉnh Hubei (43,6%), nghĩa là chỉ có khoảng 1,2% trường hợp nhiễm nCoV là ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, trong khi đó, ở vụ dịch SARS số trường hợp nhiễm ngoài Trung Quốc lên đến 36,7% trường hợp. Trong đại dịch SARS, trường hợp đầu tiên (index case) đều dẫn đến chùm ca bệnh với tỉ lệ mắc bệnh trong nhân viên y tế (attack rate) từ 10-60% tuỳ theo mỗi quốc gia khác nhau, tại Viêt Nam là 18%. Trong vụ dịch nCoV lần này, cho đến thời điểm hiện tại, các trường hợp bệnh đầu tiên (index case) gần như chưa gây ra một chùm ca bệnh nào trong bệnh viện. Các trường hợp lây lan tại Trung Quốc cho thấy chủ yếu theo hộ gia đình trong cộng đồng.

Phòng ngừa và cảnh giác với dịch bệnh là cần thiết, nhưng không nên quá sợ hãi và áp dụng không đúng các biện pháp phòng ngừa. Dù truyền thông đã hướng dẫn rõ nhiều biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh nhưng hầu như chúng ta đang chưa thực hiện đúng.

  • Virus nCoV lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh.
  • Lây qua đường giọt bắn nghĩa là virus được bắn ra ngoài người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần, thường trong khoảng dưới 1 mét.

Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền qua 2 đường này, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân. Khi nói đến phòng hộ cá nhân, chúng ta đang chỉ tập trung vào việc lạm dụng khẩu trang mà quên đi các biện pháp phòng ngừa khác. Gần như mọi người bây giờ đều giữ sẵn khẩu trang trong mình nhưng lại rất ít người bỏ túi chai nước rửa tay, trong khi rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh đường hô hấp. Các vụ dịch cúm trước đây đã chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa cúm.

Đeo khẩu trang và rửa tay sạch giúp phòng ngừa lây nhiễm virus Corona.

Ở giai đoạn hiện tại, tại Việt nam, khi nCoV chỉ đang khu trú lây nhiễm từ những người bệnh và người thân đến từ Vũ Hán, việc quan trọng là:

  • NHẬN BIẾT SỚM, CÁCH LY SỚM người về từ vùng dịch, người có yếu tố dịch tễ.
  • TĂNG CƯỜNG THÔNG KHÍ môi trường xung quanh. Mở toàn bộ cửa sổ ra khi có thể, ngay cả trong bệnh viện, trong phòng hồi sức mà chưa có hệ thống khí chủ động.
  • CHỈ MANG KHẨU TRANG Y TẾ KHI CẦN THIẾT, như khi đang bị ho, hắt hơi, sổ mũi, khi cần phải tiếp xúc với nhiều người trong phạm vi gần, khi đi vào chổ đông người, chứ không phải mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 chỉ mang trong các cơ sở y tế, khi tiếp xúc với người bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung như xông khí dung, thở máy, hút đàm, nội soi….

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm nCoV, về đường lây truyền và cách phòng ngừa, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn hơn để ứng phó tốt hơn với dịch nCoV.

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 – EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý