Sau khi triển khai 2000 suất khám mạch máu miễn phí, Bệnh viện Quốc tế City đã tiếp nhận và khám miễn phí cho khá nhiều bệnh nhân có chung triệu chứng đau chân, phù chân. Chương trình khám miễn phí sẽ kéo dài đến 31/12/2019.

Bệnh giãn tĩnh mạch 2 chi dưới ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng thuốc làm tăng trương lực, tăng dòng chảy tĩnh mạch, chống viêml... Ngoài ra, cần phối hợp với băng ép 2 chi dưới; đây là biện pháp điều trị trong tất cả các giai đoạn của bệnh để ngăn cản tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch. Nếu không đạt kết quả có thể dùng biện pháp gây xơ hóa tĩnh mạch bằng tiêm hóa chất, có thể điều trị phẫu thuật bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên bệnh nhân phải được thăm dò, chụp các tĩnh mạch trước. Ở nước ta, phương pháp điều trị phẫu thuật chưa được áp dụng rộng rãi và bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được theo dõi và duy trì thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Khoa Mạch máu nhấn mạnh, với suy giãn tĩnh mạch tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để bệnh nặng thì có nguy cơ biến chứng rất cao. Vì vậy, dù không có triệu chứng rõ ràng của suy giãn tĩnh mạch, người dân cũng nên tầm soát miễn phí vào sáng thứ ba, sáng thứ sáu hàng tuần tại Khoa Mạch máu (Lầu 2) của Bệnh viện Quốc tế City.

Tặng 400.000đ tiền khám tại Khoa Mạch máu (Áp dụng đến 31/12/2019).

Gọi 0987.853.793 để đặt lịch hẹn và nhận ưu đãi

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch.

Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ tư vấn về tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn. Khi nào cần uống thuốc, giai đoạn nào cần đeo vớ và có cần phẫu thuật không? Tất cả sẽ được các chuyên gia về mạch máu chia sẻ cụ thể.

Bác sĩ lmạch máu ưu ý 07 cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch:

Nâng chân

Nâng cao chân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân nếu bạn bị ở giai đoạn đầu. Để điều trị nâng cao chân có hiệu quả, cần phải nâng cao chân trên mức tim. Cố gắng giữ chúng ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 -4 lần mỗi ngày.

Mang vớ y khoa

Mang vớ hỗ trợ co giãn trong ngày có thể hữu ích hơn bất kỳ loại điều trị tại nhà nào khác. Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở chân, hãy thử mang vớ hỗ trợ. Những chiếc vớ co giãn giúp nén các tĩnh mạch và ngăn máu chảy ngược.

Chúng bó chặt chân hơn nhiều so với vớ thông thường giúp tĩnh mạch ở chân luân chuyển máu hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vớ có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân buổi tối. Những người thường xuyên đứng, đi lại hoặc ngồi nên mang vớ y khoa để giảm sưng và giảm sự khó chịu.

Điều chỉnh chế độ ăn và kiểm soát cân nặng

Cũng giống như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống là biện pháp giải quyết tốt nhất các vấn đề sức khỏe. Các loại thực phẩm có chứa vitamin C và E là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể bạn. Vitamin C cần thiết cho việc sản xuất collagen và elastin để giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn. Vitamin E có thể làm cho các tĩnh mạch ít bị giãn hơn.

Đừng quên những thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên là chìa khóa để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Trong trường hợp giãn tĩnh mạch, đặc biệt là những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, hoạt động thể chất là một biện pháp phòng ngừa tốt. Tuy nhiên, đừng chọn một bài tập gây quá nhiều áp lực cho đôi chân. Chạy bộ thường không được khuyến khích vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.

Bạn càng di chuyển, máu lưu thông càng nhanh. Các bài tập thể chất giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả để điều trị là đi bộ hàng ngày, căng cơ, yoga hoặc xoay cổ chân.

 

Thay đổi lối sống

Những thay đổi trong lối sống có thể làm giảm sự khó chịu mà chứng giãn tĩnh mạch thường gây ra. Tránh thời gian đứng hoặc ngồi lâu, đặc biệt nếu bạn làm công việc văn phòng. Thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông. Cố gắng đứng dậy và làm các bài tập kéo giãn cơ ngắn nếu có thể.

Tránh mang giày cao gót trong thời gian dài. Giày cao gót thường làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới do tăng co bóp các cơ bắp chân và dồn máu về tĩnh mạch.

Massage nhẹ nhàng

Massage giúp hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể của bạn, đặc biệt là ở chân (nơi xuất hiện hầu hết các tĩnh mạch giãn). Kỹ thuật chính để xoa bóp giãn tĩnh mạch là nhẹ nhàng, tránh áp lực lên các tĩnh mạch lớn, ép và vặn vẹo. Sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc áp lực đầu ngón tay khi xoa bóp, di chuyển từ gót chân đến mắt cá chân. Nếu cảm thấy đau hoặc bất kỳ loại khó chịu nào, hãy ngừng massage và nâng cao chân hơn.

Mặc dù massage nhẹ nhàng như vậy có thể không làm giảm hoàn toàn triệu chứng giãn tĩnh mạch, nhưng nó có thể thay đổi đáng kể cảm giác khó chịu mà chúng gây ra bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến các chi.

Đối với tĩnh mạch lớn: Cắt đốt bằng laser

Một trong những phương pháp can thiệp y tế phổ biến nhất cho bệnh suy giãn tĩnh mạch là cắt đốt bằng laser. Phương pháp này thường được sử dụng khi không có phương pháp điều trị nào nêu trên hiệu quả và tình trạng sưng cũng như khó chịu trở nên nặng nề.

Một ống có tia laser ở đầu được luồn qua tĩnh mạch bị giãn, tia laser nóng lên và bịt kín các thành tĩnh mạch để máu không chảy qua nó nữa. Sau đó, tĩnh mạch được loại bỏ bởi một thiết bị chuyên biệt. Thủ thuật thường để lại vết thâm nhỏ trên chân và đơn giản hơn nhiều so với phẫu thuật thông thường.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 - 8402) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity