Hút thuốc lá – thủ phạm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2019-10-11 09:11:33

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong. Có nhiều yếu tố góp phần tăng nguy cơ của COPD, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, gây ra khoảng 90 % trường hợp COPD.

TIN LIÊN QUAN

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. COPD thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi và những người có tiền sử hút thuốc, giai đoạn nặng của COPD tập trung đa số ở người cao tuổi.

Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của COPD, bao gồm tiếp xúc kéo dài với các chất ô nhiễm không khí và bụi. Tuy nhiên, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, gây ra khoảng 90 % trường hợp COPD.

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể dẫn đến suy hô hấp

Phổi, đường hô hấp và túi khí thường đàn hồi. Khi hít vào, chúng căng ra giống như quả bóng chứa đầy không khí. Khi thở ra, chúng xẹp xuống và đẩy không khí ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở những người bị COPD, ít luồng không khí đi vào và ra khỏi đường hô hấp do: phổi, đường hô hấp và túi khí mất tính đàn hồi; hoặc vách ngăn giữa các túi khí bị phá hủy; thành của đường dẫn khí dày và sưng lên; hoặc chất nhầy đường hô hấp nhiều hơn bình thường, có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp. Những vấn đề này thường được gây ra bởi khí phế thũng hay viêm phế quản mạn tính. Cả hai điều kiện này được gọi tắt là COPD.

Khí phế thũng xảy ra khi khói thuốc lá hoặc các chất ô nhiễm không khí khác, chẳng hạn như bụi hoặc khói, làm hỏng vách ngăn giữa túi khí theo thời gian. Khi túi khí suy yếu, các vách ngăn vỡ ra, tạo ra một túi khí lớn thay vì nhiều cái nhỏ hơn. Điều này làm khó khăn hơn cho các mao mạch hấp thụ đủ lượng oxy cho cơ thể và để tống xuất hết CO2 ra khỏi cơ thể, làm cho dần dần khó thở.

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi đường hô hấp bị viêm và tạo ra rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy (đờm) gây ho và làm khó khăn hơn khi thở. Giống như khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính có thể phát triển khi bạn hút thuốc lá thường xuyên hoặc thường xuyên hít phải chất gây ô nhiễm không khí.

Triệu chứng của bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính

  • Ho dai dẳng kèm khạc nhiều đờm; khó thở, thở khò khè.
  • Tức ngực, đau ngực.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đến phòng cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: khó nói chuyện hoặc khó thở; móng tay hoặc môi tím tái; thiếu sự tỉnh táo; nhịp tim rất nhanh; triệu chứng COPD ngày càng tồi tệ hơn, mặc dù đã điều trị đúng theo hướng dẫn.

Phổi bình thường và phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Hút thuốc lá – nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Khói thuốc lá, xì gà và hút thuốc lá thụ động (tiếp xúc với khói thuốc lá khi ở gần người đang hút thuốc). Ở Việt Nam, nhiều người (nhất là người cao tuổi) còn có thói quen hút thuốc rê, thuốc lào và nhai thuốc lá kèm ăn trầu.

Khói thuốc lá qua khí quản và cuối cùng vào trong các ống phế quản. Khói độc hại di chuyển vào các tiểu phế quản, trong đó có phế nang, trong phế nang là các mao mạch. Khi bạn hít vào, oxy di chuyển qua các phế nang vào các mao mạch để đi tới cho các phần còn lại của cơ thể. Đồng thời, CO2 được vận chuyển từ các mao mạch vào các phế nang để loại bỏ khỏi cơ thể khi bạn thở ra. Quá trình này được gọi là một sự trao đổi khí.

Độ co giãn của các túi khí cho phép trao đổi này diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cuối cùng phát triển tổn thương phổi. Điều này làm cho ít không khí đi vào và ra khỏi đường hô hấp do: sự cứng lại của các túi khí; suy thoái của các vách ngăn giữa túi khí; thành đường hô hấp dày lên và viêm; tăng sản xuất chất nhầy trong đường hô hấp, gây tắc nghẽn khí.

Khói thuốc lá chứa các chất độc hại có ảnh hưởng đến chức năng phổi. Độc tố được hít trực tiếp vào phổi trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến kích thích phổi nghiêm trọng, gây ra sự khởi đầu của COPD. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá vẫn tiếp tục và lâu dài, phổi ngày càng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm và suy thoái.

Tầm soát và phòng ngừa bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) như thế nào?

Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế City áp dụng Gói tầm soát chuyên sâu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) & ung thư phổi bằng các phương pháp như:

  • Khám, khai thác bệnh sử từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Đo chức năng hô hấp ký
  • Chụp CT Phổi không cản quang.

Bác sĩ chuyên khoa Nội hô hấp Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, người hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm cần thay đổi lối sống có thể giảm bớt các triệu chứng COPD: bỏ hút thuốc; tránh khói thuốc lá và những nơi ô nhiễm không khí; chế độ ăn uống tăng cường các loại rau, thịt cá nạc và ngũ cốc; tập thể dục đều đặn hằng ngày.

Việc kết hợp các biện pháp y tế và điều chỉnh lối sống có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh COPD và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh COPD nếu bạn chưa mắc, hoặc ngăn ngừa COPD trở nặng là bỏ thuốc lá ngay lập tức và tránh khói thuốc lá. 

Tầm soát COPD cùng bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát.

Khám – tầm soát Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính/Ung thư Phổi cùng bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân tiền sử hút thuốc lá, đang hút thuốc lá và có bất kỳ biểu hiện về hô hấp cần đến khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp (Nội tổng quát lầu 2 của Bệnh viện Quốc tế City)  để khám và định hướng điều trị đúng đắn.

Khi nghi ngờ bị COPD cần gặp bác sỹ sớm để được khám, đo hô hấp ký, chụp CT phổi nhằm tầm soát chuyên sâu bệnh lý về phổi, thậm chí là ung thư phổi.

TIN LIÊN QUAN

Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: 0939 721 668 để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý