Những câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung

2019-09-04 09:15:04

Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Năm 2018 Việt Nam ghi nhận có 4.177 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, 2.420 người tử vong do bệnh này.

TIN LIÊN QUAN

Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về căn bệnh này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp.

Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm dường như không có triệu chứng cụ thể. Có thể có một số triệu chứng gợi ý như: chảy máu âm đạo khi giao hợp hoặc giao hợp đau.

Ở giai đoạn muộn thì thường có triệu chứng như: thận ứ nước gây đau lưng hoặc ra khí hư âm đạo hôi, hoặc như mủ thì đã muộn. Vì vậy chúng ta cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung vì nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị hết bệnh hoàn toàn.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Chích ngừa Ung thư cổ tử cung (HPV) ở độ tuổi nào?

Lứa tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là nữ giới 9-26 tuổi.

Làm sao để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là do vi-rút HPV gây nên. Hiện đã có thuốc tiêm chủng ngừa HPV. Nếu trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên đi tiêm phòng.

Ngoài ra, tình dục an toàn, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với nguồn lây, khám phụ khoa định kỳ… để phòng ngừa bệnh.

Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung không có tính di truyền mà chủ yếu là do nhiễm virus HPV. Khi nhiễm HPV không phải luôn luôn gây ra ung thư cổ tử cung mà phải tái nhiễm nhiều lần HPV nguy cơ cao như 16, 18… Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có thể tầm soát như làm xét nghiệm Pap, HPV DNA…

Khi nào nên tầm soát và trong thời gian bao lâu?

Độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung là từ 21 tuổi hoặc sau khi có quan hệ tình dục lần đầu ba năm. Có nhiều phương pháp tầm soát tùy theo từng đối tượng và nhu cầu khác nhau.

  • Nếu thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm tế bào học cổ tử cung thì khoảng tầm soát là mỗi hai năm một lần.
  • Nếu thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm HPV thì khoảng sàng lọc là mỗi ba năm một lần.
  • Nếu thực hiện tầm soát bằng cả hai xét nghiệm thì khoảng sàng lọc là 5 năm.

Tiêm vắc-xin HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Hầu hết ung thư cổ tử cung đều phát hiện ở giai đoạn muộn, vì sao vậy?

Thực tế có rất nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn muộn. Kể từ khi chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung được thực hiện hiệu quả trên toàn quốc, đa số trường hợp được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát tại Việt Nam hiện nay cũng giống như các nước tiên tiến trên thế giới, nên có khả năng phát hiện bệnh từ rất sớm. Nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư thì các phương pháp điều trị sẽ đơn giản và chữa khỏi hoàn toàn.

Các phương pháp tầm soát chủ yếu bao gồm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (Pap) và xét nghiệm HPV tại các bệnh viện có chuyên khoa.

Phương pháp tầm soát nào là tốt nhất?

Có 02 phương pháp tầm soát chủ yếu là Pap và HPV DNA. Pap có nhược điểm là độ chính xác không cao nên có thể bỏ sót bệnh hoặc khi chẩn đoán bệnh có thể đã ở giai đoạn muộn. Xét nghiệm HPV DNA có độ nhạy rất cao vì vậy, có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm và thời gian tầm soát kéo dài ra 3-5 năm. Trong khi Pap thì phải làm hàng năm.

Bác sĩ khuyến cáo nên làm cùng lúc cả hai loại xét nghiệm này vì HPV DNA giúp làm tăng độ chính xác của Pap trong tầm soát.

TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 – Máy nhánh 0

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý