Dấu hiệu cảnh báo loãng xương

2019-07-08 02:08:16

Loãng xương làm cho xương giòn, mỏng, dễ gãy kể cả khi không bị chấn thương, triệu chứng có thể quan sát được là bạn giảm dần chiều cao và đau lưng.

Thống kê cho thấy loãng xương là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam giới, với tỷ lệ 3:1. Loãng xương để lại hậu quả rất nặng nề, làm cho xương trở nên giòn, mỏng manh và rất dễ gãy, kể cả khi không bị chấn thương. Người ta thường gọi tình trạng này là gãy xương tự nhiên, đây là một biến chứng nặng nề của loãng xương.

Cấu trúc xương.

Theo cơ chế tự nhiên, có 2 quá trình đồng thời xảy ra, tác động trực tiếp lên xương của con người đó là tạo xương và hủy xương. Khi người ta còn trẻ, quá trình tạo xương chiếm ưu thế, xương ngày một phát triển, các bè to ra và cứng chắc. Đến tuổi trưởng thành, hai quá trình tạo – hủy cân bằng với nhau, xương luôn cứng chắc cũng như một con người tràn đầy sinh lực.

Xương bị loãng sẽ yếu và giòn hơn rất nhiều so với xương không bị loãng. Dân gian thường gọi tình trạng này là “mục xương”. Khi nói đến mục xương người ta thường ám chỉ trường hợp xương bị mục, bị yếu do lạm dụng các thuốc kháng viêm corticosteroid. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng corticosteroid chỉ là một trong số những nguyên nhân gây bệnh này mà thôi.

Thủ phạm chính gây ra loãng xương chính là “vị thần thời gian”. Khi con người bước qua tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, các nội tiết tố giảm, quá trình tạo xương không còn sung mãn như trước, đồng thời quá trình hủy xương tăng lên và lấn lướt làm cho xương bị mất đi, trở nên xốp hơn.

Thành phần chính tạo nên độ vững chắc cho xương là canxi. Lúc con người còn trẻ, cơ thể sử dụng canxi để tạo ra xương mới. Nhưng khi lớn tuổi, thường lượng canxi trong máu không đủ, canxi sẽ bị lấy từ xương ra để chuyển đến phục vụ cho hoạt động ở các cơ quan trọng yếu khác của cơ thể, từ đó làm cho xương suy yếu.

Loãng xương là vấn đề rất được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt là người lớn tuổi.

Nguyên nhân loãng xương

  • Chế độ ăn uống quá ít canxi, ít đạm, ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid (ví dụ như dexa) hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.
  • Nằm bất động trên giường quá lâu.
  • Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
  • Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.
  • Người quá nhẹ cân, lúc nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Các loại loãng xương

  • Loãng xương người già hay còn gọi là loãng xương tiên phát xảy ra khi vừa có tình trạng tăng hủy xương và giảm tạo xương. Bệnh thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.
  • Loãng xương sau mãn kinh xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, do tăng hủy xương, trong khi tạo xương ít bị suy giảm. Loại loãng xương này chiếm tỷ lệ cao nhất.
  • Loãng xương thứ phát là hậu quả của một số bệnh như viêm khớp, thận, bệnh của tuyến cận giáp hoặc do nằm lâu, thói quen dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Loãng xương ở giai đoạn sớm không có triệu chứng gì nên được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã mất đi 30% khối lượng xương. Ở giai đoạn bệnh tiến triển có thể xuất hiện cảm giác đau, thường được mô tả là đau ở trong xương. Đây là một triệu chứng rất mơ hồ nên thường bị bỏ qua.

Dấu hiệu nhận biết

Một triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.

Gãy xương là triệu chứng rõ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loãng xương. Gãy xương do loãng xương là các trường hợp gãy xương tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay.

Nhiều nghiên cứu cho thấy canxi và vitamin D là nguyên liệu giúp tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương. Do vậy cả canxi và vitamin D được đều sử dụng trong dự phòng và điều trị loãng xương.

Tham gia buổi tọa đàm tư vấn chủ đề: “Loãng xương và thoái hóa khớp gối”

Bác sĩ Phạm Chí Lăng – Trưởng Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình khuyến cáo mọi người nếu thấy có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh xương khớp từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như như ê ẩm các khớp khi vận động hoặc sau khi ngủ dậy, ngồi quá lâu, nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ các khớp khi vận động nhưng lại không có hiện tượng đau nhức… nên đi khám chuyên khoa ngay. Bởi đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của các bệnh về xương và khớp.  

Thông tin chung

Ưu đãi khi tham gia

  • Tư vấn bệnh trực tiếp với TS.BS. Phạm Chí Lăng.
  • Giảm 15% khi mua gói khám xương khớp tại chương trình.
  • Tặng tài liệu sơ cấp cứu tại nhà do các bác sĩ Bệnh viện quốc tế City biên soạn.

Đăng ký

  • Ms Thùy: 0909 802 936
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Hoặc đăng ký qua link: http://bit.do/hoi-thao-xuong-khop

Tham gia Hội thảo tư vấn sức khỏe và nhận ưu đãi đặc biệt.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

ĐƠN VỊ BẢO HIỂM

Đặt lịch hẹn

Thông tin khách hàng

Chọn chuyên khoa

Ngày giờ ưu tiên

Bằng cách nhấn nút Đăng ký, tôi xác nhận đã đọc và đồng ý với các Chính Sách Quyền Riêng Tư.

Đặt lịch khám

Góp ý