Bạn có biết khi nào nên gọi cấp cứu? Mỗi giây đều quý giá trong những tình huống khẩn cấp. Việc nhận biết các trường hợp cần gọi cấp cứu là vô cùng quan trọng. Sự nhanh chóng và chính xác trong hành động có thể cứu sống một mạng người hoặc giảm thiểu tổn thương. Bài viết này của CIH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tình huống khẩn cấp và cách xử lý chúng.
Tại sao việc gọi cấp cứu lại quan trọng?
Gọi cấp cứu kịp thời là một yếu tố quyết định sự sống còn của người bị nạn. Việc này không chỉ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng các dịch vụ y tế mà còn đảm bảo rằng đội ngũ y bác sĩ sẽ được điều động ngay lập tức để tiến hành sơ cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
Các nhân viên y tế được đào tạo bài bản sẽ biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp một cách hiệu quả nhất, từ đó tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân, đặc biệt trong những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay chấn thương nặng.
Nếu được đưa đi cấp cứu kịp thời và sơ cứu đúng cách, bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót cao hơn và để lại di chứng ít nhất có thể. Ngoài ra, sơ cứu đúng cách cũng giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, cho phép bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và sớm xuất viện. Ngược lại, gọi cấp cứu không đúng cách hoặc muộn có thể giảm cơ hội sống sót của nạn nhân, và nếu được cứu sống, họ có thể gặp phải thương tật vĩnh viễn.
Thời gian là điều quan trọng nhất trong sơ cấp cứu, vì nếu không được sơ cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị suy hô hấp rồi ngừng tim. Nếu tim không được ép kịp thời, điều này sẽ dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng chỉ sau 5 phút, và sau 10 phút không có oxy cung cấp đến não, người bệnh có nguy cơ bị thương tật vĩnh viễn.
Những trường hợp cần gọi cấp cứu
1. Đau ngực hoặc vùng bụng trên
Cảm giác đau tức ở ngực hoặc vùng bụng trên thường là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy đau nhói, bị bóp nghẹt ở lồng ngực, hoặc có cảm giác đau ở sau xương ức, vai trái, hoặc mặt trong cánh tay trái, hãy gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ người giúp đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Một số triệu chứng cơn đau tim có thể bao gồm:
- Đau âm ỉ ở giữa ngực, có thể cảm thấy như bị đè nặng.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đau hoặc nặng ở vai, cổ, hoặc cánh tay.
- Ra mồ hôi lạnh.
- Cảm giác chóng mặt hoặc yếu liệt.
- Hụt hơi hoặc khó thở.
2. Bị nghẹn
Nghẹt thở có thể dẫn đến nhiều ca tử vong hàng năm. Nếu một người không thể ho, nói, hoặc thở do bị nghẹn, cần ngay lập tức làm thông đường thở. Bắt đầu bằng cách vỗ năm lần vào lưng nạn nhân, sau đó thực hiện năm lần ấn bụng. Tiếp tục luân phiên hai động tác này cho đến khi vật cản được loại bỏ. Nếu nạn nhân không phản ứng, hãy hạ người xuống và gọi cấp cứu, đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần.
3. Đột quỵ
Đột quỵ là tình huống khẩn cấp cần xử lý ngay. Nếu bạn thấy một người có dấu hiệu của đột quỵ, như mặt bị rũ xuống hoặc méo lệch, tay không thể giơ lên, hoặc nói lắp bắp, hãy gọi cấp cứu ngay. Quy tắc nhớ để nhận biết dấu hiệu đột quỵ là FAST (Face – Arm – Speech – Time). Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng kéo dài vài phút hoặc vài giờ, vì đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy ra.
4. Ngộ độc hoặc tiêu chảy kéo dài
Ngộ độc thực phẩm là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây hãy đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay:
- Đi ngoài liên tục
- Buồn nôn và nôn mửa không ngừng.
- Sốt cao không hạ sốt dù đã uống thuốc.
- Đau thắt bụng dữ dội.
5. Chảy máu không cầm được
Xuất huyết nghiêm trọng là một tình huống cần gọi cấp cứu ngay. Có nhiều loại xuất huyết, từ chảy máu tại chỗ tiêm đến chảy máu từ đường tiêu hóa hoặc tiết niệu. Nếu bạn hoặc ai đó đang gặp tình trạng chảy máu nhiều và không thể cầm được, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
6. Tai nạn tự tử hoặc hành vi tự hại
Tự tử là một trường hợp khẩn cấp tâm thần cần được can thiệp kịp thời. Luôn tách người bệnh khỏi các chất độc hại như khí CO và kiểm tra nhịp thở của họ thường xuyên. Gia đình và cộng đồng cần có trách nhiệm trong việc ngăn ngừa tự tử. Trong trường hợp ngưng tim, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức và gọi cấp cứu để được hướng dẫn chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài những tình huống cấp cứu nghiêm trọng trên, ngạt khói cũng là một tình trạng cần được chú ý. Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu và khi nào cần gọi xe cấp cứu trong tình trạng ngạt khói tại bài viết sau: Hướng dẫn sơ cứu người bị ngạt khói: Dấu hiệu, cách điều trị và 03 lưu ý quan trọng
Khoa cấp cứu Bệnh viện Quốc tế City – Đội ngũ chuyên nghiệp, sẵn sàng 24/7
Bệnh viện Quốc tế City tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ cấp cứu giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý các trường hợp khẩn cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hotline cấp cứu của CIH khi bạn cần: (028) 6290 1155. Đội ngũ chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết.
Quy trình cần lưu ý khi gọi cấp cứu
Khi gặp tình huống khẩn cấp, hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:
- Gọi số điện thoại cấp cứu: (028) 6290 1155
- Cung cấp thông tin chính xác: Địa chỉ, tình trạng bệnh nhân, những gì đã xảy ra.
- Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế: Họ sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu ban đầu trong khi chờ đợi đội cấp cứu đến.
Nhận biết và hành động kịp thời trong các trường hợp cần gọi cấp cứu là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mọi người. Hãy luôn chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng để có thể xử lý tình huống khẩn cấp một cách tốt nhất.
——————————
Bệnh viện Quốc tế City
🏥 Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
☎️ Tổng đài: 1900 8146
🆘 Cấp cứu: (028) 6290 1155
🌍 Website: https://cih.com.vn
🔖 Tiktok CIH: https://www.tiktok.com/@benhvienquoctecity